Chủ Nhật, 13 tháng 1, 2013

* Một vấn đề tranh cãi

Con gái khỏa thân cho cha vẽ tranh nghệ thuật

Họa sĩ Lý Quang Bình và con gái Lý Tần.
Lý Quang Bình là một nghệ sĩ người Tứ Xuyên và con gái tên là Lý Tần. Cô nói
rằng mình có một ước nguyện là trở thành người mẫu trong tranh sơn dầu của cha mình, và giải thích rằng điều này là hoàn toàn là nghệ thuật không như trong các kiểu nude trên film ảnh. Vợ ông cũng đã đồng ý bà nói rằng: “Con gái tôi rất đẹp, tôi cảm thấy ganh tị với nó. Tôi cho rằng đây cũng là một cách hay để nó lưu giữ lại những thời khắc đẹp của tuổi xuân thì. Tôi rất buồn vì tôi đã không có một cơ hội như nó khi tôi còn trẻ.” Sau đây, mời các bạn chiêm ngưỡng series tranh “Thần núi Phương Đông” của Lý Quang Bình với người mẫu Lý Tần. Sáng tạo nghệ thuật hay bệnh hoạn? (TT&VH) – Cho tới nay dư luận dân chúng Trung Quốc vẫn xôn xao và bàng hoàng về một trong “10 Sự kiện lớn hội họa Trung Quốc năm 2009”. Đó là tập tranh sơn dầu 30 bức khỏa thân Nữ thần núi rừng Phương Đông của Họa sĩ Lý Tráng Bình tham gia Triển lãm Xuân 2009 tại Bắc Kinh. Cha con họa sĩ Lý Tráng Bình bên tác phẩm Nữ thần núi rừng Phương Đông Họa sĩ Lý Tráng Bình 61 tuổi, người huyện Đức Dương, tỉnh Tứ Xuyên. Năm 2009, ông mang bộ tranh Nữ thần núi rừng phương Đông tới thủ đô Bắc Kinh tham gia triển lãm đầu Xuân. Câu chuyện sẽ chẳng có gì ầm ĩ nếu tờ Trùng Khánh buổi sáng không phát hiện ra rằng, “nữ thần” trong bộ tranh này chính là con gái của họa sĩ. Cô Lý Cần, 23 tuổi, đã tự nguyện khỏa thân làm người mẫu cho cha vẽ tranh. Vậy là dư luận xôn xao bàn tán cho tới nay, vì câu chuyện này liên quan đến nhiều vấn đề như nghệ thuật, luân lý, thuần phong mỹ tục, giải phóng tình dục… Một bài viết được đăng trên trang web art99.com hồi tháng trước bày tỏ quan điểm: “Việc người ta khỏa thân làm mẫu cho các sinh viên và họa sĩ vẽ là chuyện bình thường nhằm thể hiện cái đẹp của cơ thể con người. Sự cống hiến cho nghệ thuật của họ rất đáng trân trọng. Nhưng việc một cô gái đã trưởng thành cởi hết quần áo trước mặt cha ruột để làm mẫu thì thực sự bại hoại, không thể chấp nhận được, cho dù họa sĩ thanh minh rằng không hề có ý nghĩ tà dâm. Trung Quốc là nước có 5.000 năm lịch sử văn minh, nên chúng ta không thể không tôn trọng luân lý và đạo đức gia đình. Hành vi của Lý Tráng Bình là sự xúc phạm nghệ thuật chứ không phải sáng tạo. Cứ đà này, thời gian tới đây sẽ có nữ họa sĩ Trung Quốc cũng bảo con trai đã trưởng thành khỏa thân trước mặt mình để sáng tác. Như vậy còn gì là thuần phong mỹ tục”. Tờ Trùng Khánh buổi sáng mới đây cũng dẫn phát biểu của một nhà xã hội học: “Nghệ thuật phải giúp tâm hồn con người đẹp hơn, nhưng sự kiện này làm chúng ta cảm thấy thực sự nhức nhối, khó chịu. Xét về khía cạnh luân lý thì hành vi này là không chính đáng, dư luận xã hội phải lên án cho dù họa sĩ có biện bạch như thế nào đi nữa. Ông ta đã biến xưởng vẽ của mình trở thành một kiểu nhà thổ. Vậy đây là sáng tạo nghệ thuật hay loạn luân?”. Tờ Straits Times của Singapore, nơi có khoảng 80% dân số là người Hoa, vừa qua đã đăng bài “Cuộc cách mạng về tình dục hay là sự cùng quẫn?”. Bài báo viết: “Dư luận Trung Quốc thời gian qua đã nhắc nhiều đến scandal của họa sĩ Lý Tráng Bình ở Tứ Xuyên. Vốn là một họa sĩ tỉnh lẻ chẳng mấy ai biết tới nhưng chỉ một ngày sau khi sự kiện này bị phanh phui, tên của ông ta chẳng những “nổi lên” ở trong nước mà cả trên thế giới. Đa số dư luận Trung Quốc cho rằng đây là một hành vi bệnh hoạn khoác cái vỏ sáng tạo nghệ thuật để tìm kiếm sự nổi tiếng. Tuy nhiên cũng có một vài người đưa ra ý kiến bảo vệ Lý Tráng Bình. Theo họ, Trung Quốc đã tiến hành mở cửa 30 năm, có rất nhiều đột phá và đây là một sự đột phá trong nghệ thuật”. Cát Đình Đình, một chuyên gia người Mỹ gốc Hoa nghiên cứu về giới tính và tình dục ở Trung Quốc, nói: “Đối với người Trung Quốc, đây là thời kỳ vừa phấn chấn vừa bế tắc. Trong 30 năm cải cách, Trung Quốc học hỏi được nhiều từ phương Tây, nên quan niệm về giới tính và tình dục đã có thay đổi to lớn. Nhiều cô gái hiện rất buông thả, dễ dàng có quan hệ tình dục, thậm chí còn công khai bộc lộ những quan hệ này của mình. Nhưng vẫn có nhiều cô gái giữ nề nếp truyền thống văn hóa hôn nhân. Vì vậy, việc xuất hiện những ý kiến trái chiều về hành vi của cha con họa sĩ Lý Tráng Bình là điều tất nhiên”. Trước phản ứng mạnh mẽ của dư luận, Lý Tráng Bình biện bạch: “Cách đây 6 năm, tôi đã có kế hoạch sáng tác bộ tranh Nữ thần núi rừng phương Đông. Khi đó, tôi nảy ra ý định dùng con gái mình làm mẫu và được vợ ủng hộ. Bởi vì, ngay từ lúc Lý Cần 9 tuổi, tôi đã quản lý nó rất chặt, không để tiếp xúc linh tinh với bạn bè, đồng thời cũng dạy cho con vẽ tranh. Lý Cần còn trong trắng, như vậy rất phù hợp với chủ đề Nữ thần núi rừng phương Đông của tôi. Tuy nhiên, kể từ khi báo chí tiết lộ thông tin trên, dư luận phê phán rất gay gắt và nhiều tạp chí khiêu dâm của nước ngoài đã đăng ảnh con gái tôi. Điều này gây sức ép tâm lý lớn và dồn con gái tôi tới chỗ gần như tuyệt vọng. Lý Cần rất ngại ra đường, gặp gỡ bạn bè và thậm chí không dám tới thăm họ hàng thân thích. Suốt ngày nó đóng cửa một mình trong nhà và khóc”. Lý Tráng Bình khẳng định rằng: “Tôi không vì sự phê phán này mà chùn bước, sắp tới tôi tiếp tục sáng tạo một số đề tài về con gái như tập tranh có tựa đề ‘Cô gái rồng xanh’ và ‘Hoa tiên nữ’”. Ông còn cho biết hiện có nhiều nhà sưu tầm tranh đặt mua tập tranh Nữ thần núi rừng Phương Đông với giá rất cao. Ngoài ra, rất nhiều cơ quan báo chí và truyền hình các nước chi khoản tiền hậu hĩnh mời cha con tới Bắc Kinh và ra nước ngoài phỏng vấn, nhưng cha con ông đều từ chối. Còn cô Lý Cần, con gái họa sĩ ngậm ngùi nói: “Tưởng rằng cống hiến cho nghệ thuật, nào ngờ bị lên án và phê phán gay gắt. Giờ đây, tôi không còn mặt mũi nào nhìn mọi người, ra đường cứ nơm nớp, thấp thỏm lo sợ và cảm thấy mình luôn bị rình rập, bị quay phim chụp ảnh làm đề tài cho những chuyện xấu xa. Chỉ cần nhìn thấy ống kính phóng viên là tôi sợ bắn người như bị điện giật”. Báo chí Trung Quốc cho rằng Sự kiện này chẳng những gây chấn động dư luận trong và ngoài nước năm 2009 mà sẽ tiếp tục kéo dài sang năm 2010 và những năm sau. Bởi lẽ, đây là sự kiện chưa từng có trong lịch sử Trung Quốc vì nó chẳng những là vấn đề nghệ thuật mà còn đụng chạm tới nhiều góc cạnh của xã hội, đạo đức, luân lý gia đình, thuần phong mỹ tục cũng như cuộc sống và sinh hoạt tình dục giới tính.
Đây là 2 bức tranh trong bộ tranh Thần núi Phương Đông của họa sĩ Lý Quang Bình

18 nhận xét:

  1. G thuộc lớp người cổ nên thấy khó chấp nhận việc này quá.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Mình cũng giống MG. Xem NX của mình ở dưới nhé. Cảm ơn bạn đã có NX đầu tiên.

      Xóa
  2. Đây chính là sự phức tạp và vô cùng tế nhị mà cuộc sống đặt ra cho ta. Sáng tạo nghệ thuật là vô giới hạn, nhưng cảm nhận và đánh giá của con người thì lại la "hữu hạn". Khen chê đều có la chuyện đương nhiên. Tôi thi trân trọng sự sáng tạo trong nghệ thuât, còn thiên hạ thì biết sao cho phải đây ?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cảm ơn bạn đã cho biết suy nghĩ của bạn. Suy nghĩ của tôi ở com dưới.

      Xóa
  3. Có cô gái ăn mặc kiểu "thiếu vải thừa da" đi trên phố đông người. Một người đàn ông ghé tai cô :
    - Này cô em, cô không thấy ăn mặc thế này là khiêu dân à ?
    - Khiêu dâm hay không chỉ xuất hiện trong não trạng những kẻ giầu trí tưởng tượng bệnh hoạn mà thôi !
    Cô gái trả lời rồi thản nhiên đi thẳng !
    Tôi không dám chắc vào hoàn cảnh ấy ( giả dụ) não trạng mình thuôc loại nào (!) Và do đó tôi cũng không thể biết ông họa sĩ cha kia , trong trường hợp này thuộc dạng nào !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cụ nêu một ví dụ rất hay. Đúng là tùy cách suy nghĩ và cảm nhận của mỗi người. Cảm ơn cụ.

      Xóa
  4. Nếu tách riêng họa sĩ và người mẫu thì : Người mẫu rất đep.họa sĩ rất tài ba.
    Nhưng khi biết người mẫu chính là con gai của họa sĩ thì tôi thấy sao sao ấy, khó tả quá !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cảm ơn cụ, cụ thấy sao sao ấy là tôi hiểu rồi. Tôi đồng ý với cụ.

      Xóa
  5. Có lẽ em hơi cổ. Nếu em là họa sỹ, em sẽ không vẽ con gái mình! Nhưng nếu là nghệ sỹ thật thì...chả biết họ nghĩ thế nào! Các văn nghệ sỹ hơi khác chúng ta trong các quan niệm về giá trị!
    Đè tài chị nêu rất hay!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Mình cũng có những suy nghĩ giống bạn. Cái mà ST và MG gọi là cổ ấy mình nghĩ đó là thuần phong mỹ tục ta nên gìn giữ. Cảm ơn ST.

      Xóa
  6. Tôi đọc bài này rất kỹ, nhưng không thể khen hay Chê ông bố-hoạ sĩ này. Có thể, khi ông ấy vẽ thì không có quan hệ bố côn ở đây mà chỉ thuần tuý là hoạ sĩ VÀ người mẫu. Tất cả phụ thuộc vào cách suy nghĩ của người nhìn thấy.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tôi không biết khi vẽ thì ông ấy là gì, chỉ biết ông ấy vẫn là 1 ông bố và cũng là họa sĩ. Còn ông ấy nghĩ sao thì không biết, ông ấy nói thì biết rồi. Phê phán hay không là tùy từng người cụ nhỉ.

      Xóa
  7. Cảm ơn các cụ đã cho ý kiến. Việc này khen hay chê đúng là tùy suy nghĩ của từng người. Người nặng về nghệ thuật thì không chê, còn người hơi “cổ” thì khó chấp nhận. Tôi nghĩ, nếu vì muốn đóng góp cho nghệ thuật, cô con gái có thể làm người mẫu cho họa sĩ khác. Ông bố muốn vẽ con thì chỉ nên vẽ khi cô ấy ăn mặc kín đáo, đó cũng là con tôn trọng bố và bố cũng nên tự trọng. Bà mẹ không nên đồng ý cho hai bố con làm việc này. Bởi vì biết được ông bố họa sĩ kia sẽ nghĩ gì khi người con gái khỏa thân ngồi trước mặt, não trạng của ông ta liệu có không bệnh hoạn hay không. Tôi thiển nghĩ như vậy, có gì sai mong được mọi người chỉ giáo.

    Trả lờiXóa
  8. Đề tài khỏa thân luôn tồn tại trong nghệ thuật hội họa điêu khắc, nhiếp ảnh, điện ảnh và sự tranh luận không dứt từ xưa ( đỡ hơn từ sau thời kỳ phục hưng). Họa sỹ Tây ban nha F. Goya có bức họa nổi tiếng Maja khỏa thân từng gây nên vụ án do nhà nhà thờ toan khép tội chết đã trả lời :" Thân thể khỏa thân của đàn bà là tác phẩm tuyệt mỹ của tạo hóa còn ý thức về cự tà dâm về sự trần truồng ấy là sản phẩm của bản chất gian manh". Rất nhiều tranh và tượng khỏa thân đã được xem là tuyệt tác nghệ thuật như tượng mùa xuân vĩnh cửu của nghệ sỹ Pháp và nhiều nữa. Còn chuyện người mẫu ? Để có được tác phẩm có hồn ngoài cái đẹp chắc còn cần sự thân tình yêu quý của người sáng tác và mẫu. Tôi xem mấy bức họa của cha con ông họ Lý này từ mấy năm trước nhưng tôi không mê loại tranh này lắm . Còn nhiếp ảnh thì đề tài này cũng luôn treo, các nước khác không sao nhưng ở ta từng có mấy vụ án hình sự bỏ tù. Phim lại càng lắm chuyện có nước hội đồng duyệt cho chiếu có sự cắt xén hoặc xếp hạng mấy X ;TQ từng kỷ luật cấm diễn với diễn viên phim Sắc Giới từng được giải nhất liên hoan châu Á. Cho nên tùy theo tiếp cận văn hóa ( hoặc tôn giáo) chứ không nên bắt buộc.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Xin lỗi bạn Han nguyennguyen vì sự trả lời châm trễ com của bạn. Cảm ơn bạn đã phân tích đề tài khỏa thân, tuy nhiên ở đây không đề cập v/đ này. Cái người ta phê phán hoặc không phê phán ở đây là việc người con gái đã trưởng thành (23 tuổi) làm người mẫu khỏa thân cho ông bố đẻ vẽ . Dư luận có phê phán và cả không phê phán. Còn ý bạn tuy chỉ nói qua nhưng theo tôi hiểu là ở đây bạn ủng hộ với lý lẽ là có tình cảm thì vẽ mới có hồn mới đẹp được. Đó cũng là một khía cạnh thực tế và có thể cần thật. Tôi không hiểu biết về các nhà sáng tạo nghệ thuật này nên cũng không dám nói gì nữa. Ý tôi thế nào tôi đã nói ở com trên. Cảm ơn cụ 1 lần nữa nhé.
      [img]http://xxlsite.narod.ru/i/thanks/020.gif[/img]

      Xóa
  9. Chà chà, bạn Hoàn cho làng ta sơi món nghệ thuật này qúa độc đáo, nuốt vô hơi bị khó, nhả ra lại..tiếc ! Vậy nên các cụ cứ còm lửng lơ con chuồn chuồn . Riêng tôi nghĩ như vầy. Nếu ông bố họa sĩ thực sự chỉ coi con mình là người mẫu để vẽ nhằm tôn vinh cái đẹp của người PN , tôn vinh nghệ thuật, có sự cho phép, giám sát của bà mẹ, thì việc ấy cũng có thể chấp nhận được. Và cũng chỉ nên thực hiện trong một thời gian, không gian nhất định thôi. Nếu ông ta đi quá xa, biến con gái thành món đồ mua bán kiếm tiền chẳng hạn thì mọi việc làm mang danh nghệ thuật đều là phi luân. Tuy nhiên điều tôi muốn nói lại nằm ở chỗ khác cơ. Đó là khả năng dám tư duy khác người,khác thường, hành động mang tính đột phá, trái chiều v.vkhông theo qui phạm cũ của ông này; nó phản ánh một xu thế của XH TQ hiện đại: chủ nghĩa thực dụng trong mọi mối quan hệ XH đang lên ngôi. Một mặt nó kích thích sự sáng tạo, vượt ra ngoài những khuôn khổ có sẵn để dọn đường cho cái mới ra đời ; một mặt nó phá vỡ mọi qui tắc , gây ra những hậu quả xấu cho cộng đồng. Đằng sau những bức tranh này, tôi thấy thấp thoáng mấy chú mèo trắng mèo đen của gã họ Đặng.

    Trả lờiXóa
    Trả lời

    1. Tôi xin cảm ơn và cũng rất xin lỗi bạn vì đã không kịp thời trả lời com này của bạn. Bạn viết com khá độc đáo đấy, rất thú vị vì bạn thấy "nuốt vô hơi bị khó, nhả ra lại..tiếc ! Vậy nên các cụ cứ còm lửng lơ con chuồn chuồn". Mà chính bạn cũng hơi lửng lơ con chuồn chuồn đấy thôi! Nhưng bạn nói phải "giám sát""thực hiện trong không gian và thời gian nhất định" - ấy là bạn tuy ủng hộ nhưng cũng có sự lo ngại điều gì rồi... Mặt khác hoan nghênh cụ đã vạch ra những cái mới như: tính đột phá, phá vỡ mọi quy tắc, khuôn khổ có sẵn, chủ ngĩa thực dụng.... Một lần nữa cảm ơn cụ.
      [img]http://xxlsite.narod.ru/i/thanks/030.gif[/img]

      Xóa
  10. Em thì không thích xem các thể loại nghệ thuật khoe thân nói chung. Trong trường hợp này, em biết, những người làm nghệ thuật họ sẽ nói "thanh hay tục đều là từ đầu óc người thưởng thức" còn em thì...thôi thì cứ cho là khi vẽ, ông ấy chỉ dồn hết tâm trí vào cây cọ hoặc nghĩ như khi ông tắm cho cô con gái Lý Tấn hồi lên 3 vậy,

    Trả lờiXóa

*****************************************************
:)) w-) :-j :D ;) :p :-( :) :( :X =(( :-o :-/ :-* :| :-T :] x( o% b-( :-L @X =)) :-? :-h I-) :bh :8) :b) :-s :-r :O) :m)

* Click vào dòng Đăng ký qua email để nhận thông báo trả lời comment.
* DÙNG CÁC THẺ SAU ĐỂ ĐƯA VÀO COM:
- Ảnh : [img]Link hình ảnh URL[/img]
- Video: [youtube]Link Video[/youtube]
- Nhaccuatui: [nct]Link nhạc[/nct]
- Link : CLICK HERE
*******************************************************

Lên Trên! Xuống Dưới! - See more at: http://hieuvathuongdalat.blogspot.com/2014/10/button-len-tren-xuong-duoi-hien-voi.html#sthash.FxGNpEBy.dpuf