Thứ Sáu, 19 tháng 10, 2018

* COI CHỪNG XUẤT HUYẾT NÃO

(NHỮNG AI CÓ BỐ MẸ GIÀ RẤT NÊN LƯU Ý)
***
(Nhắc đi nhắc lại chẳng hại gì đâu!)

ANHTP - 10:05 18/10/2018

Thấy bạn bè người thân có những dấu hiệu này hãy đưa đi viện gấp, coi chừng xuất huyết não.
            
Khi tôi viết những dòng này còn đúng 10 ngày nữa là đến ngày giỗ đầu của mẹ. Từ ngày mẹ mất đến nay tôi luôn sống trong nỗi dằn vặt đến ngạt thở, hình ảnh giọt nước mắt mẹ trào ra khóe mắt khi tôi gào lên gọi mẹ lần cuối cứ vào từng giấc ngủ.

Năm ngoái tôi mới ra trường chưa có việc làm, nên về nhà một thời gian. Vào một ngày cuối năm định mệnh, khi 2 mẹ con vừa ngồi ăn khuya với nhau xong, mẹ bảo thấy mệt nên đi ngủ trước. Ba tôi ngủ ngoài cửa hàng, nhà anh trai cách 1 con hẻm nhỏ, còn chị gái chỉ với 1 con đường.

Lúc mẹ đi ngủ được hơn nửa tiếng, tôi còn ngồi xem tivi ngoài phòng khách, nghe tiếng mẹ la ú ớ trong phòng, tôi nghĩ không biết mẹ nằm mơ gì mà la dữ vậy. Rồi 5 phút sau mẹ hét lên 1 tiếng thật to, tôi chạy vô phòng xem, thấy mẹ đang nằm dưới đất, còn thấy quần ướt nhẹp. Tôi hơi bực, trong đầu nghĩ sao mẹ lớn rồi mà còn ... ghê thế này.

Rồi tôi bật đèn sáng hơn, vì mẹ để đèn phòng ngủ màu đỏ nên tôi chỉ thấy mờ mờ, khi bật đèn sáng sáng hơn, tôi lại định đỡ mẹ lên giường.

Tôi lấy quần định thay cho mẹ, nhưng khi sờ vào người mới thấy mẹ lạnh ngắt, tôi vội gọi:

– Mẹ, mẹ bị sao vậy mẹ ơi.

Mẹ dường như vẫn còn nghe được tiếng nên ráng nhướng mắt lên và thều thào ờ, ờ mấy tiếng rồi nín bặt.

Tôi thấy không ổn, nên gào lên, rồi gọi điện thoại cho ba, anh trai và chị gái.

Ba và các anh chị đến, nhìn thấy mẹ anh trai bảo chắc trúng gió rồi, sắp lập đông mà.

A.N.H bảo tôi lấy đồ cạo gió, nhưng tôi nhất quyết không lấy, đòi anh kêu taxi đưa mẹ đi cấp cứu.

15 phút sau xe đến, dù đoạn đường từ nhà tôi đến cơ sở y tế khoảng 5 phút. Đưa mẹ vào phòng hồi sức cấp cứu các BS dùng máy thở, rồi dùng 2 đồ vật gi ấn vào người để điều hòa nhịp tim. Tôi không biết gọi là gì nhưng xem phim thấy người ta hay làm vậy.

Qua khe cửa tôi thấy các BS chạy rần rần lại và 1 BS trực tiếp cứu mẹ, miệng la hét gì đấy rồi ông đứng thẫn người xuôi tay và lắc đầu. Biết có điềm không lành nhưng tôi cũng ráng cố gắng chờ tin.


1 phút sau BS đưa tin mẹ tôi đã q.u.a đ.ờ.i trước khi đưa vô đây, dù hy vọng C.h.e.t lâm sàng và sẽ cứu được nhưng quá trễ, đã qua thời gian vàng cứu chữa rồi.

– Nhưng mẹ em bị sao mà C.h.e.t vậy BS – Tôi hỏi trong nước mắt.

– Bà bị tai biến mạch M.á.u não, dẫn đến xuất huyết não, M.á.u tràn qua cả màng não rồi không cứu được. Đáng lẽ em phải đưa bà vô cơ sở y tế sớm hơn, sao để muộn dữ vậy.

– Em không biết, khi em nghe mẹ la gì đó, chạy vô phòng, thấy mẹ nằm dưới đất còn ướt quần nữa, em còn thay quần cho mẹ xong rồi mới gọi điện cho ba và anh trai về nhà.

BS lại hỏi tiếp:

– Vậy trước đó bà có biểu hiện gì khác thường không, ví dụ như bà có mắc tăng áp không, vài ngày giọng nói của bà có thay đổi gì không, bà ăn cơm có khó nuốt không, có bị rơi ra ngoài như em bé không, tay chân có khó điều khiển không?

Tôi lục lại trí nhớ của mình thì hầu như có triệu chứng đó, còn về tăng áp thì mẹ đã bị nhiều năm nay rồi. Có lẽ vì vậy dạo gần đây tôi thấy mẹ nói chuyện mà giọng cứ run run, ăn cơm thì đổ cả ra bàn, tôi còn đùa sao mà mẹ cứ như con nít ấy, ăn rơi đầy kìa.

BS giải thích thêm, đó là dấu hiệu sớm nhận biết mẹ tôi bị tai biến mạch M.á.u não. Nếu gia đình biết sớm đưa bà đến cơ sở y tế trong giai đoạn này thì còn cứu được, lúc đó một trong những những mạch M.á.u trong não đã bị vỡ rồi, tuy nhiên vẫn chưa xuất huyết nặng, chỉ p.h.ẫ.u. .t.h.u.ậ.t. và nối lại là mẹ tôi sẽ không sao.

Nghe BS giải thích xong tự dưng lòng tôi quặn lại, tôi không còn đứng vững được nữa, thì ra sự vô tâm của mình đã làm mẹ C.h.ế.t như vậy. Là 1 người kề cận bên mẹ vậy mà những thay đổi của mẹ như vậy mình chẳng thèm để ý. Tôi có dùng đồ chay, cạo đầu sám hối cũng chưa hết tội. Khi y tá đẩy mẹ ra bảo mọi người nhìn mặt mẹ lần cuối, tôi gào lên, mẹ ơi...


Vậy nên khi thấy cha mẹ mình có những thay đổi này, nhất là cha mẹ có sẵn bệnh tăng áp lập tức đưa đi cơ sở y tế ngay.

Dưới đây là các triệu chứng tai biến mạch M.a.u não luôn phải cảnh giác:

– Nhức đầu dữ dội, đột ngột. Triệu chứng này có ở trên 50% số người bị.

– Đột nhiên thấy chóng mặt, ù tai, choáng ngợp. Một bên chân bị yếu hẳn, không vững.

– Đột nhiên một bên tay không cầm nắm chắc được đồ vật, dễ rơi thìa, đũa, bát. Nhặt lại vật dụng để rơi một cách khó khăn.

– Đột nhiên rối loạn ngôn ngữ: nói khó, nói ngọng, mọi người không hiểu được nói gì. Triệu chứng này có thể chỉ diễn ra trong ít phút, nhưng cũng có thể kéo dài một vài ngày trước khi tai biến nghiêm trọng xảy ra: không còn khả năng phát ngôn.

– Đột nhiên có cảm giác như kim châm, kiến đốt ở đầu chi - tay, chân, một nửa phía bên trên người.

– Xuất hiện những “khoảng vắng”: thỉnh thoảng như mất hẳn sự kiểm soát của chính mình. Đang nói bỗng mất ngang trong giây lát mới lại tiếp tục được câu truyện. Để rơi vật dụng trong tay mà không biết để rồi vài giây sau mới sực nhớ ra và nhặt lên.

– Những rối loạn trí thức: đột nhiên mất định hướng trong vài phút, vài giờ. Thoáng quên, thoáng điếc, mất định hướng về không gian và thời gian.

– Đột nhiên xuất hiện cảm hứng như có ruồi bay trước mắt, mất thị lực hoàn toàn hoặc một phần, hoặc một hai phía bên trong giây lát.

Theo DKN

Chủ Nhật, 14 tháng 10, 2018

* Lời cám ơn sâu sắc

(Sưu tầm)

Bé sơ sinh bị cho già cắn 1 cái, đi khám bác sĩ lại nói ‘Vợ chồng anh thật may mắn đã nuôi được chú chó này…’
                      14/10/2018

Chó là loại vật rất thông minh, đặc biệt có mũi thính nên hay được cảnh sát huấn luyện trong điều tra án mạng, truy bắt người buôn ma túy. Ngoài ra chó cũng là 1 loài vật trung thành với con người, trong nhiều tình huống, chó có thể thậm chí cứu mạng chủ nhân như câu chuyện dưới đây.

**   ***   **

Đôi vợ chồng có nuôi một chú chó rất thông minh và gắn bó với gia đình. Sau hơn 10 năm nuôi ở trong nhà, chú chó bỗng nhiên trở nên chậm chạp và thiếu sức sống. Hai vợ chồng rất buồn, mỗi lần đều mang cho chú chó thức ăn thật nhuyễn để nó có thể nuốt được.

Năm ngoái họ sinh thêm đứa con thứ 2, là một cậu con trai bụ bẫm dễ thương. Kể từ khi đứa trẻ được sinh ra, suốt cả tuần chú chó không ra khỏi nhà, chỉ ở bên cạnh giường nhìn ngắm cậu chủ nhỏ. Không những thế, trong cổ họng chú chó còn ngân nga như muốn hát cho cậu chủ nghe.

Lúc em bé được hơn một tuổi, vào một buổi trưa, người vợ đi vào phòng tắm và nói với chú chó: “Trông nom cậu chủ cho tốt nhé”. Chú chó nghe và có vẻ hiểu ý, nó vẫy vấy cái đuôi để báo hiệu cho bà chủ biết.

Vài phút sau, bà chủ đi ra khỏi buồng vệ sinh đã không khỏi choáng váng khi nhìn thấy cảnh tượng trước mắt. Em bé lăn một vòng trên giường và suýt nữa rơi xuống đất, nhưng may mắn là chú chó đã dùng hai chân trước đỡ lấy. Dù sao, chó không phải là người, không biết xử lý theo cách khác mà chỉ ở đó nâng em bé.

Bà chủ chợt nảy ra ý định, đứng trốn ở sau cửa xem chú chó sẽ xử lý thế nào. Cô thấy chú chó từ từ nhẹ nhàng nâng em bé lên giường. Sau một lúc thì chân nó không nâng thêm được nữa, cô sợ con ngã nên đã nhanh chóng đến bên ôm lấy. Lúc này, chú chó mới nằm rạp trên mặt đất thở hổn hển. Người vợ xoa đầu chó và nói: ”Tội con, già rồi mà vẫn cố gắng cứu cậu chủ nhỏ”.

Biết được chuyện này, người chồng đi làm về đã mua một con gà quay để làm phần thưởng cho chú chó.

Nghe xong câu chuyện, mọi người đều khen chú chó thật quá thông minh.


[ads_app thisurl="https://methongthai.org/be-so-sinh-bi-cho-gia-can-1-cai-di-kham-bac-si-lai-noi-vo-chong-anh-that-may-man-khi-nuoi-chu-cho-nay-497002.html"]

Một buổi sáng, người chồng vừa tới cơ quan thì đã nghe thấy vợ gọi đến, cô nói với giọng khẩn cấp: “Con chó già nhà mình không biết ăn phải cái gì mà giống như bị thần kinh ấy, nó cắn lên cổ chân của con trai chúng ta”. Nghe thấy tiếng con khóc, người chồng đành phải xin nghỉ đột xuất, lái xe về để đưa con đi tiêm phòng. Trên đường về, anh cứ nghĩ mãi là tại sao chú chó già lại cắn lên cổ chân của cậu chủ nhỏ? Bình thường, dù yêu mến cậu chủ đến mấy, nó cũng chỉ cắn nhẹ nhàng chứ chưa bao giờ cắn đau như thế. Hẳn là chú chó già đã không còn phân biệt đâu là chủ nhân nữa rồi?

Về đến nhà, anh nhìn thấy chú chó già nằm yên ở một bên cửa, dáng vẻ giống như ăn năn hối lỗi vì làm sai chuyện gì đó. Hai tai của nó cụp xuống và không dám nhìn ai. Nghe tiếng con khóc, anh thật muốn đánh cho con chó một trận, nhưng vì phải đưa con đi tiêm phòng gấp nên lại thôi. Khi đi, anh còn không quên chỉ tay về phía chú chó già nói: “Ngươi đợi ở đó đi, khi về ta sẽ xử lý!”


Bệnh viện cách nhà không xa, sau 10 phút, cậu chủ nhỏ đã có thể được tiêm vắc xin phòng bệnh rồi.

Y tá nhìn cổ chân của cậu bé vẫn còn vết máu răng cắn đỏ tươi rồi liếc nhìn  hai người nói: “Hai vị là người lớn sao lại để trẻ đến nông nỗi này, sao lại để con bị chó cắn vậy?”

Người chồng làm vẻ mặt tươi cười nói: “Là con chó già nhà tôi, bình thường rất tốt, không biết vì sao hôm nay nó lại cắn cậu bé. Có thể là già quá mà ngốc rồi”.

“Anh thật biết đùa, lần đầu tiên tôi nghe thấy người nói chó già hóa ngốc”, y tá vừa đứng bên cạnh vừa nói: “Nhất định là trước kia mọi người đối xử với chú chó quá tốt, nên khi sinh cậu nhỏ này, cậu nhỏ đã chiếm hết tình yêu của bố mẹ, chú chó cảm thấy bị mât mát  nên mới như thế.”

Tuy nhiên khi y tá kéo chiếc tất chân của cậu bé ra, liền phát hiện ngón chân cái em tím ngắt, mưng mủ và có mùi thối. Thì ra 3 ngày nay trời lạnh nên mẹ bé mua thêm bao tay và bao chân bằng len để đeo cho bé, nhưng bao chân bên vị trí bị chó cắn có chỉ dư đã siết vào ngón chân cái của bé mà mẹ không biết. Hèn chi 3 ngày nay cháu hay quấy khóc, ăn uống kém mà ba mẹ không để ý, nghĩ cháu nhõng nhẽo.

Anh chồng nghe xong liền nghĩ đến chú chó già, anh tự nhủ: “Liệu có phải nó biết cậu bé mắc bệnh nên đã dùng cách này để cậu chủ được đi khám?”

Cũng may phát hiện kịp thời nên bác sĩ đã sát trùng vết thương và kê thuốc kháng sinh cho bé. Có thể chú chó tuy già nhưng mũi vẫn thính, đã đánh hơi được mùi thối từ chân em bé nên tìm cách báo động cho ba mẹ của em. Trên đường về, người chồng đã tranh thủ thời gian đi mua canh thịt về nhà.

Vào cửa, anh lớn tiếng gọi chú chó nhưng không thấy nó đâu. Anh chạy lên sân thượng thì thấy chú chó đã nằm chết ở đó. Nhìn cảnh tượng trước khi chết nó vẫn ôm quần áo của cậu chủ nhỏ, anh không cầm được nước mắt, ôm chú chó vào lòng.

Rồi, anh gọi điện thoại cho vợ, khóc không thành tiếng. Anh nói: “Em chăm sóc cho con nhé, anh phải đưa tiễn con chó già nhà mình.”

Anh tới vùng ngoại ô đặt một chiếc áo quan. Người bán quan tài còn tưởng chiếc áo quan là làm cho một đứa bé. Sau khi nghe kể là dùng cho chú chó già thì ông ta cười miệng rộng tới mang tai. Anh chồng giả vờ không nhìn thấy, anh đưa tiền đặt cọc và nói ngày mai tới lấy.

Ngày hôm sau, lúc đến lấy quan tài, ông chủ tiệm bán áo quan nói là không lấy tiền. Ông ta nói rằng, hôm qua, sau khi nghe xong, biết được chiếc quan tài là dùng cho chó thì hiểu chú chó này không tầm thường rồi. Thấy chủ nó đối tốt với nó như vậy nên chủ tiệm bán quan tài nhất định không lấy tiền. Cuối cùng người chồng phải cảm ơn ông chủ và đem quan tài về để an táng cho chú chó già.



Động vật cũng là những sinh mệnh cùng con người sinh tồn trên Trái Đất này. Có những con vật, không đơn thuần chỉ là con vật mà nó còn là những ‘người bạn’ thân thiết đối với mỗi gia đình nuôi chúng. Là bạn, chúng không những thể hiện ra sự thông minh, sự trung thành với chủ nhân mà còn dùng hiểu biết và khả năng của mình để giúp đỡ con người.

Chú chó già trong câu chuyện này là một ví dụ rất thực tế, cũng không lạ lẫm hay khó hiểu với những ai đã từng nghe qua chuyện. Cũng thật bất ngờ đối với độc giả ở chỗ “tại sao chú chó này lại có thể biết được em bé trong nhà có bệnh mà trong khi cha mẹ em không biết?”. Có phải như các cụ vẫn nói 'Gừng càng già càng cay', con chó già này phải chăng nó cũng có bản năng tiên thiện khác biệt giống như bao câu chuyện mà chúng ta được nghe. Hơn nữa, do không thể diễn tả bằng lời nên nó phải thể hiện bằng hành động với mục đích báo hiệu cho con người nhanh chóng có thể biết được. Tuy nhiên, con người đã không biết lại trách cứ nó, để rồi đến sau khi hiểu ra được mới thực sự bàng hoàng xúc động và không biết nói gì để cảm ơn.

Chú chó già kia đã cứu sống đứa trẻ khỏi bị tàn tật, khỏi bệnh nhiễm trùng huyết từ vết thương ngón chân. Như vậy, chủ nhân chú chó chẳng phải vô cùng biết ơn nó hay sao? Hành động của anh chủ khi đưa tiễn chú chó như vậy cũng không có gì khác thường cả, bởi vì đơn giản đó chỉ là một “lời cám ơn” sâu sắc.


Thứ Sáu, 12 tháng 10, 2018

* Cà phê phân chồn đầy mê đắm

(SƯU TẦM)

Tín đồ cà phê cũng giật mình với quá trình “sản xuất nguyên liệu” hoàn toàn tự nhiên của cà phê chồn 

Cà phê phân chồn đầy mê đắm và cực thú vị đang chờ đợi bạn khám phá đấy! 

Đã bao giờ bạn nghe nhắc đến hay tận mắt thấy chồn thải ra hạt cà phê chưa nào? Có lẽ sẽ khiến bạn vô cùng kinh ngạc lẫn tí “rợn người” vì chẳng hiểu làm thế nào người ta lại có thể dùng phân chồn thải ra để làm nên thức uống cao cấp ấy. Tuy nhiên, chất thải từ phân chồn trông đáng sợ thôi nhưng nó lại đắt nhất và là ”cực phẩm” trong thế giới cà phê đấy!

Nguồn gốc và quy trình làm ra cà phê phân chồn

Cà phê phân chồn được phát hiện vào năm 1616 tại Indonesia do người dân trồng trên bán đảo Sumatra, Java và Sukawesia. Chồn hương ăn hạt cà phê vào do không tiêu hóa hết nên khi thải ra vẫn cò nguyên vẹn, người dân đem về rửa sạch, phơi khô, rang rồi xay nhuyễn tạo nên thức uống thơm lạ kỳ. Và đây là “quy trình” con chồn cho ra “tuyệt phẩm”…

Chồn hương ăn hạt cà phê vào do không tiêu hóa hết nên khi thải ra vẫn còn nguyên hạt


Tất cả được thu gom và không bỏ sót bất cứ một mẩu nhỏ nào


Tại Việt Nam cà phê chồn được làm hoàn toàn bằng thủ công nên giá rất đắt, sau 3 đến 4 giờ chồn ăn sẽ thải ra nguyên hạt cùng phân. Người ta thu hoạch về hạ thổ, phơi khô, tách hạt với phân ra riêng rồi rửa sạch, chà nhẹ cho vỏ bong ra. Tiếp đến, họ lại hong khô và loại bỏ những vỏ còn sót lại là hoàn thành. Với những người làm cà phê chồn tại Việt Nam họ để chồn ăn hạt và thải ra một cách tự nhiên nên mỗi đêm 1 con chồn chỉ tiết ra khoảng 100gr cà phê tương đương với 5 đến 6kg cho cả vụ.


Tất cả đều là cực phẩm cà phê.

Bạn có dám chạm vào phân chồn này không?

Cà phê chồn vì sao được gọi là đắt đỏ nhất thế giới? 

Theo ước tính, hiện nay thế giới sản xuất được 200kg cà phê chồn mỗi năm và Việt Nam sản xuất được khoảng 40 đến 50kg. Trung bình mỗi kí cà phê phân chồn thượng hạng tại Việt Nam là 3000 USD (hơn 68 triệu đồng) lấn át cả cà phê Kopi Luwak của Indonesia ngày trước vẫn được mệnh danh là đắt nhất thế giới. Theo nhà cung cấp chia sẻ thì giá thành của cà phê chồn mắc do được thu gom từ phân chồn tự nhiên, hoàn toàn không thu mua trong chuồng nuôi và quy trình sản xuất có nhiều bước khắt khe để đảm bảo có được sản phẩm chất lượng hảo hạng. Vì giá thành đắt đỏ nên cà phê chồn ngày nay tại Việt Nam chưa sản xuất đại trà, chủ yếu bán khi đã có số lượng nhất định, phục vụ cho các hội nghị lớn hay làm quà biếu các nguyên thủ quốc gia khi đến viếng thăm Việt Nam.

Trông kinh thế thôi nhưng một khi đã được chế biến thì nó là ”cực phẩm” đấy!

Cà phê chồn cực khan hiếm và đắt đỏ nên sản lượng mỗi năm trên thế giới rất ít

Cà phê chồn có hương vị thế nào mà khiến bao người say đắm? 

Loài chồn có tính khá cẩn thận nên luôn chọn những hạt cà phê chất lượng để ăn, có lẽ đây cũng là lý do khiến sản phẩm này thêm cao cấp. Nhưng quan trọng nhất vẫn là sự biến hóa kì diệu trong dạ dày của chồn. Khi chồn ăn hạt cà phê sẽ đi vào dạ dày, chất axit trong dạ dày của chồn sản xuất ra một loại men khiến hạt cà phê trở nên thơm ngon hơn, nên khi rang sẽ cứng, giòn, ít protein, độ đắng giảm, có vị mặn và rất lạ miệng.

Chính nhờ các hạt cà phê do chồn tiết ra đã tạo nên một thức uống độc đáo, thượng hạng

Những người đã trải nghiệm loại cà phê này miêu tả rằng, nó có vị ngon khác thường, ngọt đắng nhẹ, chua chua từ trái cây cùng vị thuốc lá. Nếu thêm từng chút đường một cho đến khi màu cà phê chuyển thành nâu vàng, tách cà phê còn thoang thoảng hương vị socola dịu nhẹ. Hương thơm nồng nàn, quyến rũ khiến bất cứ ai cũng trở nên say đắm vô cùng.

Với giá thành cao nên để thưởng thức một ly cà phê chồn nổi danh của Indonesia thì được bán tại Mỹ với mức giá khoảng 40 USD, còn loại hảo hạng của Việt Nam thì thực khách sẽ phải chi trả khoảng 2.000.000 đồng – tuy nhiên cũng chẳng có mà dễ dàng để uống. Vì thế nếu bạn có thưởng thức ly cà phê chồn mà có giá rẻ hơn mức trên thì chắc chắn bạn đang thưởng thức cà phê hương chồn 10% hay rẻ đến giật mình thì chắc chắn đó là cà phê chồn… Kim Biên mà thôi.

Hương vị quyến rũ không thể nào quên

Tuy nhiên, đằng sau ly cà phê chồn cũng tồn tại những mặt tối trong quá trình “cưỡng ép” chồn hương “sản xuất” ra sản phẩm. Nhưng dù sao thì cà phê chồn vẫn độc đáo, đắt đỏ và thơm ngon khó cưỡng nên dù có xa xỉ vẫn được rất nhiều người sành thức uống này yêu thích.

Nguồn:
https://langnhincuocsong.com/doi-song-xa-hoi/tin-do-ca-phe-cung-giat-minh-voi-qua-trinh-san-xuat-nguyen-lieu-hoan-toan-tu-nhien-cua-ca-phe-chon-665205.html?utm_source=lapnt&utm_medium=TL&utm_campaign=Push


Thứ Tư, 10 tháng 10, 2018

* DỪA CHỮA ĐAU DẠ DÀY


Đặt quả dừa nướng trên bếp ga, nửa tiếng sau có ngay thuốc chữa dạ dày khỏi triệt để từ Ấn Độ
https://langnhincuocsong.com/tam-su/dat-qua-dua-nuong-tren-bep-ga-nua-tieng-sau-co-ngay-thuoc-chua-da-day-khoi-triet-de-tu-an-do-657589.html

THU TRANG - 10:46 02/10/2018

https://langnhincuocsong.com/tam-su/dat-qua-dua-nuong-tren-bep-ga-nua-tieng-sau-co-ngay-thuoc-chua-da-day-khoi-triet-de-tu-an-do-657589.html

Không chỉ là thức uống bổ dưỡng, trái dừa còn có tác dụng chữa bệnh dạ dày hiệu quả.

Ngày nay, bệnh dạ dày đã trở thành căn bệnh phổ biến mà bất kỳ ai cũng có thể mắc phải và đang có xu hướng trẻ hóa, không chỉ gặp ở những người lớn tuổi mà cả ở những người trẻ tuổi. Một công dụng của nước dừa mà ít người biết đến là trong nước dừa có chứa nhiều loại vitamin, muối khoáng và khoáng chất như: Canxi, Kali, Chloride giúp chữa bệnh hiệu quả.


Theo các nhà y học, trong nước dừa có một số enzyme có khả năng kháng khuẩn, chống viêm

Ngoài ra, theo các nhà y học, trong nước dừa có một số enzyme có khả năng kháng khuẩn, chống viêm, tiêu diệt vi khuẩn ở đường ruột, có lợi cho hệ tiêu hóa, làm tiêu hàm lượng protein. Vì vậy, nước dừa có thể được dùng để chữa viêm loét dạ dày, viêm đại tràng,…

Bạn chỉ cần chặt dừa ở phần cuống rồi chọc thủng 1 lỗ. Đặt cả trái dừa lên bếp nướng khoảng 30 – 40 phút. Khi nướng dừa nên để lửa ở mức nhỏ nhất. Sau đó, chắt nước dừa ra bát, nạo cả phần cùi dừa để chung với nước dừa. Chia bát trên thành 3 phần đều nhau dùng cho 3 bữa sáng – chiều – tối, dùng trước mỗi bữa ăn 30 phút, chắc chắn bệnh dạ dày sẽ khỏi trong thời gian ngắn.

Nguồn: BTS

Thứ Bảy, 6 tháng 10, 2018

* 14 quy tắc ăn mặc cơ bản

Theo Coco chanel, quần áo đóng vai trò rất quan trọng trong việc thể hiện hình ảnh của chúng ta. Bất cứ một khiếm khuyết nào cũng có thể gây chú ý, đặc biệt là khi bạn gặp một người nào đó lần đầu tiên.

Bright Side đã tổng hợp dưới đây 14 nguyên tắc cơ bản để giúp chúng ta luôn hoàn hảo với phong cách thời trang của mình:

1. Nút giữa áo khoác luôn trong tình trạng cài then. Nút trên sẽ phụ thuộc vào tâm trạng. Còn nút dưới sẽ không bao giờ khóa lại.


2. Khi bạn mặc áo sơ mi hoặc áo choàng, bạn có thể mở không quá 2 nút.



3. Nên mang đôi bông tai phù hợp với vòng đeo tay của bạn hoặc một sợi dây chuyền phù hợp với chiếc nhẫn của bạn. Nếu đeo 3, 4 thứ cùng một lúc sẽ không hợp nhãn.



4. Đầu cà vạt nên dài đến eo của bạn.



5. Chọn một trong hai, áo váy ngắn hoặc áo xẻ ngực. Khi kết hợp cả hai cùng một lúc nhìn sẽ không đẹp.



6. Nếu bạn mặc một chiếc áo không có áo khoác, bạn không cần thiết phải có cà vạt.



7. Áo xẻ văn phòng không nên sâu hơn 4 inch ~ 10cm tính từ xương đòn




8. Nếu bạn đóng thùng sơ mi, bạn nên mang dây nịt.



9. Không nên hở bụng khi mặc quần Jean cạp trễ. Bạn có thể mặc một chiếc áo lót dài bên trong.



10. Dây nịt của bạn nên đồng màu với đôi giày



11. Tất cả các nhãn mác trên quần áo phải được cắt bỏ.



12. Không mặc quá nhiều loại vải in. Bạn có thể mặc hai vải in khác nhau cùng màu hoặc hai vải in phối hợp với các kích cỡ khác nhau.



13. Vớ của bạn phải đủ dài để không lộ chân trần khi bạn đang ngồi.



14. Áo cánh văn phòng không có tay áo nên che vai. Dây vai “Spaghetti” không ổn trong các tình huống cần sự trang trọng.



Theo Brightside

* Khúc vĩ cầm trong nghĩa trang



Ðệ Nhị Thế Chiến bùng nổ. Ðội quân tinh nhuệ của nhà độc tài Adolf Hitler lần lượt chiếm đóng các nước Ðông Âu. Là công dân của nước Ba Lan, gốc Do Thái, Esther Borstein trốn thóat khỏi nơi chôn nhau cắt rốn và chạy sang nước Pháp, lúc bấy giờ vẫn chưa lọt vào tay quân phát xít. Esther là một tay đàn vĩ cầm tài năng nhiều triển vọng. Nàng cảm thấy rất hạnh phúc được sống những ngày tự do trên đất Pháp. Nàng hy vọng một ngày kia sẽ được sang nước Mỹ biểu diễn.

Esther đến Pháp với một gói hành trang nhỏ nhoi và trong túi chỉ vỏn vẹn có vài đồng đô la do bố mẹ gom góp được. Những ngày đầu trên đất khách quê người, nàng da diết nhớ tổ quốc và tự hỏi đến bao giờ nàng mới được gặp lại bố mẹ và mấy đứa em nơi quê nhà.

Ðến Paris, nàng thuê một phòng nhỏ trong khách sạn bình dân gần ga xe lửa miền Ðông. Nàng lấy cuốn sổ tay ghi số điện thoại, địa chỉ ra xem. Ở Paris tất nhiên có không ít người Ba Lan gốc Do Thái, nhưng người mà nàng quen biết thì quả là hiếm. Bất chợt nàng reo lên: “À, bác Moshe Borstein đây rồi. Bác là người anh họ của bố. Bác hành nghề thợ may ở khu dân cư Sentier. Có điều bác đã trên 60 tuổi, khác ngành nghề… liệu bác có thể giúp được gì cho mình nhỉ?”

Tuy nhiên Esther vẫn quyết định đến gặp bác Moshe. Cả gia đình bác Moshe mở rộng cửa đón nàng. Tuy nhiên, tình thế nhanh chóng thay đổi theo chiều hướng bất lợi cho tương lai âm nhạc của nàng. Ngay lần thăm viếng thứ hai, bác Moshe đi thẳng vào vấn đề:

– Esther, cháu là một cô gái trẻ đẹp. Cháu phải lấy chồng để không phí bỏ tuổi xuân. Cháu đã găp Isaac, con trai của bác rồi chứ? Cháu không nghĩ nó là một người chồng tồi? Rồi vợ chồng cháu sẽ sinh cho bác một đàn cháu nội kháu khỉnh.

Ðúng là Esther đã gặp Isaac. Nhưng trong đôi mắt nàng, Isaac chỉ là một chàng trai tầm thường, hoàn toàn không phù hợp với tâm hồn say mê âm nhạc của nàng chút nào cả. Esther không mấy quan tâm đến lời đề nghị của bác họ Moshe.

Mặc cho những cuộc tấn công của quân phát xít ngày càng ráo riết, cuộc sống thất nghiệp bấp bênh, Esther luôn vững tin rồi đây sự may mắn sẽ mĩm cười với nàng. Mỗi ngày nàng dành hàng giờ trao dồi ngón đàn điêu luyện dù gặp phải sự phản kháng của nhiều người chung quanh vì “tiếng đàn ồn ào” làm họ mất giấc ngủ…

Năm nay Esther đã 24 tuổi rồi còn gì. Nàng tìm việc làm một cách vô vọng. Nàng có thể dễ dàng tìm một chân hầu bàn trong nhà hàng, giúp việc trong một gia đình trưởng giả… Nhưng không, đã trót là một tài năng vĩ cầm, nàng quyết đeo đuổi nghiệp ấy đến cùng. Nàng dò la được thông tin vào buổi chiều giới nhạc sĩ Paris thường tụ họp tại quảng trường Blanche và tại khu Pigalle. Chính tại đây diễn ra các cuộc tuyển dụng nhạc sĩ và ngã giá tiền thù lao:

– Bar Sables d’Olonne cần một tuyển một nhạc công piano và một contrebassiste, thời gian chỉ một tháng thôi, bác có muốn nhận việc làm đó không?

– Ở quán Raspoutine, nhạc công vĩ cầm vừa nghỉ việc. Họ đang tìm người thay, thù lao khá đấy lại có thêm khoản tiền boa nữa…

Dù hơi nhút nhát và giọng nói còn nặng âm hưởng Ba Lan nhưng Esther quyết tham gia cuộc đối thoại với hy vọng nhận được chân vĩ cầm ở Raspoutine:

– Xin lỗi…, nếu quán cần một nữ nhạc công vĩ cầm thì tôi đây sẵn sàng.

– Rất tiếc, người đẹp. Họ chỉ tuyển nhạc công nam thôi, vả lại người chơi vĩ cầm phải thuộc danh mục các bản nhạc của dân tộc Digan…

Một lần nữa sự may mắn không mĩm cười với Esther. Ðể giết thời gian, nàng thường đi lang thang một mình khắp phố phường Paris. Mỗi đường phố là một khám phá mới đối với nàng. Những bước chân cô đơn không định hứơng đôi khi đưa nàng lạc vào các nghĩa trang của thủ đô Paris: nghĩa trang Père-Lachaise, Montmarne, Montparnasse… Tại nghĩa trang Père-Lachaise, Esther chú ý đến một ngôi mộ đề tên Allan Kardec. Ở đầu ngôi mộ, một bức tượng bằng đồng thể hiện nửa thân trên của người quá cố đã đứng tuổi với bộ râu mép chải chuốt được che chắn bởi một mái hiên theo lối kiến trúc cổ sắc sảo. Dòng chữ trên mộ bia ghi nhận người quá cố mất từ thế kỷ trước, thế nhưng mộ của ông ta luôn tràn ngập những bó hoa tươi thắm của người đến viếng. Ðiều này không ngớt gây sự tò mò nơi Esther.

Lại một phụ nữ đến viếng mộ Allan Kardec. Ðặt bó hoa đủ loại: hoa mỹ nhân, cúc tây, cúc lam… nơi mộ bia xong, bà ta đứng lên làm dấu thánh giá rồi nhắm nghiền đôi lầm thầm cầu kinh. Khi bà ta rời ngôi mộ, Esther làm gan đến hỏi chuyện:

– Xin lỗi bà, người trong mộ kia là ai mà mọi người dành cho ông ta sự sùng kính đặc biệt vậy?

– Ðó là ngài Allan Kardec, một người thuộc thành phố Lyon và là người đã sáng lập ra thuyết thuận thông linh. Lúc sinh thời ông luôn làm việc từ thiện. Ông được mọi người xem như một vị thánh dù không được nhà thờ công nhận. Cho đến bây giờ ông luôn che chở phù hộ những người đến đây cầu nguyện. Cô thấy đấy, mộ ông lúc nào cũng đầy hoa tươi và lời biết ơn…

Esther khẽ nói như lời xin lỗi:

– Nhưng tôi là người Do Thái…

– Người Do Thái thì đã sao. Ông Allan Kardec phù hộ tất cả những ai đến đây cầu nguyện bất luận dân tộc, tôn giáo. Về mang hoa đến đây khẩn cầu rồi cô sẽ được toại nguyện.

Esther cám ơn bà ta rồi rảo bước về khách sạn, đầu óc suy nghĩ mông lung: một người công giáo quá cố ở thành phố Lyon. Nàng thì đến từ khu nhà ổ chuột mãi tận Varsovie, Ba Lan. Nếu quả đúng như lời bà ta kể lại thì lời cầu nguyện của mọi người đều đến với Chúa.

Từ hôm đó, Esther thường xuyên đến cầu nguyện tại các nghĩa trang đặc biệt là nghĩa trang Père-Lachaise. Nàng luôn mang theo cây vĩ cầm. Khi chỉ còn một mình trong nghĩa trang, nàng tháo bao đàn ra và bắt đầu dạo những khúc nhạc thay lời cầu nguyện cho những người đã mất sớm về nước Chúa, những người còn sống khắp mọi nơi được mọi điều an lành. Chuỗi nốt nhạc tuôn trào ra như dòng suối. Những khoảnh khắc như thế, nàng tập trung toàn tâm toàn ý vào nốt nhạc đến độ không còn nhận biết vạn vật chung quanh. Ðôi khi có vài vị khách dừng chân lắng nghe tiếng thổn thức, nức nở thoát ra từ chiếc vĩ cầm. Khi dứt tiếng đàn, tuyệt nhiên không một tiếng vỗ tay vì ở nghĩa trang, điều này là cấm kị.

– Tuyệt diệu! Cô vừa chơi điệu nhạc gì thế?

– Xin cám ơn, đó là khúc nhạc cổ truyền của dân Do Thái.

– Nhưng cô đang ở trong nghĩa trang công giáo!

– Thì đã sao? Âm nhạc là âm nhạc, nó đâu có phân biệt dân tộc hay tôn giáo.

Một ngày kia, người gác nghĩa trang góp ý với Esther:

– Ngón đàn của cô thật là tuyệt kĩ nhưng cô hiểu cho qui định không cho phép chơi đàn trong nghĩa trang! Cô thông cảm nhé, điều này có thể làm thân nhân người quá cố không hài lòng. Thôi thì thế này, tôi yêu cầu cô không được chơi khi có mai táng trong nghĩa trang.

Esther cám ơn rối rít vì nàng chỉ mong chờ có bấy nhiêu.

Một buổi chiều thứ hai. Ánh mặt trời chiếu những tia nắng rạng rỡ. Esther đến nghĩa trang, bao đàn đã được tuốt ra. Chiếc vĩ cầm sẵn sàng nhả ra suối nhạc du dương say đắm. Esther nhủ thầm: “Hôm nay mình cảm thấy rất hứng khởi. Linh cảm báo rằng mình sẽ gặp may”. Lúc nàng so dây chuẩn bị khúc dạo đầu, một chiếc xe tang xuất hiện nơi cổng, từ từ chạy lên con đường thoải dốc dẫn vào nghĩa trang. Esther sực nhớ đến lời dặn dò của người gác nghĩa trang: không được chơi vĩ cầm khi có đám mai táng. Người gác nghĩa trang có mặt bên cạnh xe tang. Lúc đi ngang qua chỗ Esther đứng, ông ta đưa ngón tay lên miệng ra dấu giữ “im lặng”. Nàng gật đầu hiểu ý rồi cất chiếc vĩ cầm vào bao.

Xe tang chậm rãi leo lên con đường thoải dốc. Người quá cố có lẻ chỉ là một người bình thường vì ngoài người gác nghĩa trang không thấy ai theo đưa đám tang. À không, có thêm một người nữa đấy. Ðó là một người đàn ông trong bộ y phục màu đen, gương mặt buồn bã, tay cầm chiếc khăn.
Esther tự nhủ: “Ðám tang sao mà vắng vẻ và buồn tẻ thế này”. Tự động nàng chậm bước theo sau xe tang. Người đàn ông mặc đồ đen nhìn nàng giây lát rồi gật đầu chào mà không nói lời nào. Ông ta dường như đang nghĩ trong đầu: “Quái lạ, một nữ nhạc công vĩ cầm. Phải chăng cô ta là người thân trong gia đình người quá cố?”

Một lát sau, chiếc xe đến bên hầm mộ vừa được chuẩn bị xong trước đó không lâu. Esther đọc dòng chữ khắc trên bia đá: “Nơi an nghỉ của ông Jean-Jacques Rouard”.

Nhân viên mai táng bắt đầu việc chôn cất. Một vị linh mục làm dấu thánh giá và lời cầu kinh trầm buồn vang lên. Esther cũng làm dấu thánh giá theo họ, lòng thầm nhủ: “Mình sẽ đọc một bài kinh cho linh hồn người quá cố sớm siêu thoát”.

Niềm cao hứng bất chợt dâng lên trong lòng, Esther bạo gan đến bên người mặc đồ đen đề nghị:

– Tôi là nhạc công vĩ cầm. Nếu không phiền, ông cho phép tôi dạo một khúc vĩ cầm tiễn đưa người quá cố?”

– Lời đề nghị thật thú vị. Vả lại ông Rouard rất mê âm nhạc, đặc biệt là vĩ cầm.

Lấy cây vĩ cầm ra khỏi bao, Esther đưa lên cằm và bắt đầu điệu nhạc cổ truyền. Người đàn ông chăm chú lắng nghe trong khi nhân viên mai táng bắt đầu lắp đất.

Sau khúc nhạc đầu, Esther đề nghị tiếp:

– Ông cho phép tôi dạo khúc nhạc thứ hai chứ?

– Cô đàn tuyệt lắm. Không lý do gì phải ngưng ngang như vậy.

Esther khởi xướng bản nhạc thứ hai. Tiếng nhạc nhặt khoan xen kẽ giữa điệu trầm buồn ai oán và vồn vả vui nhộn. Bản nhạc gom nhặt những tinh hoa của nền âm nhạc Ðông Âu: Ba Lan, Rumani, Hungari.

Tiếng đàn vừa dứt, người đàn ông đến bên Esther hỏi:

– Cám ơn cô rất nhiều. Nếu không phiền, cô vui lòng cho tôi biết danh tánh.

Từ “danh tánh” khiến Esther phát run lên vì nó làm nàng liên tưởng đến giấy căn cước, kiểm soát, hải quan… Buổi chiều yên tĩnh trong nghĩa trang Père-Lachaise như xao động lên:

– Ông là cảnh sát?

– Ồ, không, tôi chỉ là người được giao quyền thi hành di chúc của ông Jean-Jacques Rouard. Tiếng vĩ cầm của cô chắc làm ông ta ngậm cười nơi chín suối.

Cảm thấy an tâm, Esther thổ lộ danh tính:

– Esther Borstein, sinh năm 1914 tại Varsovie.

– Liệu tôi có quá tò mò khi hỏi địa chỉ của cô không?

– À, không sao. Tôi đang thuê tạm một phòng tại khách sạn Voyageurs, đường Magenta. Tôi hy vọng sẽ sớm dời đến nơi ở tốt hơn khi có việc làm.

– Cô có bạn, bà con hay địa chỉ để có thể liên lạc trong trường hợp cô rời khách sạn?

– Ông có thể liên lạc với tôi qua người bác họ, ông Moshe Borstein, số 44 đường Jeuneurs.

– Rất tốt. Hy vọng sẽ sớm gặp lại cô.

Vài tuần sau, Esther nhận được lá thư tay từ gia đình người bác họ. Bác Moshe Borstein nói với Esther: “Một người tên M. Baranton muốn gặp cháu gấp. Số điện thoại của ông ta…” Esther tự nhủ: “Có lẽ ban nhạc nào đó muốn tuyển mình. Cuối cùng rồi mình cũng sẽ có được việc làm và đồng lương…”

Ðến nơi hẹn, Esther nhận ra ngay M. Baranthon chính là người đàn ông mặc đồ đen trong nghĩa trang. Ông ta đi thẳng vào vấn đề:

– Cô Esther, tôi có tin vui cho cô. Cô là người duy nhất đưa ông Jean-Jacques Rouard đến nơi an nghỉ cuối cùng. Do đó cô là người được chỉ định nhận toàn bộ di tặng của ông Rouard bao gồm 3 triệu francs.

Sáng hôm sau, Esther mang một bó hoa đặt tại mộ của Allan Kardec. Sau đó nàng chơi một nhạc khúc yêu thích nhất bên mộ ân nhân Rouard.

Tuần lễ sau, người ta thấy Esther Borstein trên boong tàu đi Mỹ, điều mà cô hằng mong ước khi vừa đặt chân đến nước Pháp...

Đào Duy Hồ
Phỏng dịch từ nguyên tác
“Pour passer le temps”
Lên Trên! Xuống Dưới! - See more at: http://hieuvathuongdalat.blogspot.com/2014/10/button-len-tren-xuong-duoi-hien-voi.html#sthash.FxGNpEBy.dpuf