Chủ Nhật, 14 tháng 10, 2018

* Lời cám ơn sâu sắc

(Sưu tầm)

Bé sơ sinh bị cho già cắn 1 cái, đi khám bác sĩ lại nói ‘Vợ chồng anh thật may mắn đã nuôi được chú chó này…’
                      14/10/2018

Chó là loại vật rất thông minh, đặc biệt có mũi thính nên hay được cảnh sát huấn luyện trong điều tra án mạng, truy bắt người buôn ma túy. Ngoài ra chó cũng là 1 loài vật trung thành với con người, trong nhiều tình huống, chó có thể thậm chí cứu mạng chủ nhân như câu chuyện dưới đây.

**   ***   **

Đôi vợ chồng có nuôi một chú chó rất thông minh và gắn bó với gia đình. Sau hơn 10 năm nuôi ở trong nhà, chú chó bỗng nhiên trở nên chậm chạp và thiếu sức sống. Hai vợ chồng rất buồn, mỗi lần đều mang cho chú chó thức ăn thật nhuyễn để nó có thể nuốt được.

Năm ngoái họ sinh thêm đứa con thứ 2, là một cậu con trai bụ bẫm dễ thương. Kể từ khi đứa trẻ được sinh ra, suốt cả tuần chú chó không ra khỏi nhà, chỉ ở bên cạnh giường nhìn ngắm cậu chủ nhỏ. Không những thế, trong cổ họng chú chó còn ngân nga như muốn hát cho cậu chủ nghe.

Lúc em bé được hơn một tuổi, vào một buổi trưa, người vợ đi vào phòng tắm và nói với chú chó: “Trông nom cậu chủ cho tốt nhé”. Chú chó nghe và có vẻ hiểu ý, nó vẫy vấy cái đuôi để báo hiệu cho bà chủ biết.

Vài phút sau, bà chủ đi ra khỏi buồng vệ sinh đã không khỏi choáng váng khi nhìn thấy cảnh tượng trước mắt. Em bé lăn một vòng trên giường và suýt nữa rơi xuống đất, nhưng may mắn là chú chó đã dùng hai chân trước đỡ lấy. Dù sao, chó không phải là người, không biết xử lý theo cách khác mà chỉ ở đó nâng em bé.

Bà chủ chợt nảy ra ý định, đứng trốn ở sau cửa xem chú chó sẽ xử lý thế nào. Cô thấy chú chó từ từ nhẹ nhàng nâng em bé lên giường. Sau một lúc thì chân nó không nâng thêm được nữa, cô sợ con ngã nên đã nhanh chóng đến bên ôm lấy. Lúc này, chú chó mới nằm rạp trên mặt đất thở hổn hển. Người vợ xoa đầu chó và nói: ”Tội con, già rồi mà vẫn cố gắng cứu cậu chủ nhỏ”.

Biết được chuyện này, người chồng đi làm về đã mua một con gà quay để làm phần thưởng cho chú chó.

Nghe xong câu chuyện, mọi người đều khen chú chó thật quá thông minh.


[ads_app thisurl="https://methongthai.org/be-so-sinh-bi-cho-gia-can-1-cai-di-kham-bac-si-lai-noi-vo-chong-anh-that-may-man-khi-nuoi-chu-cho-nay-497002.html"]

Một buổi sáng, người chồng vừa tới cơ quan thì đã nghe thấy vợ gọi đến, cô nói với giọng khẩn cấp: “Con chó già nhà mình không biết ăn phải cái gì mà giống như bị thần kinh ấy, nó cắn lên cổ chân của con trai chúng ta”. Nghe thấy tiếng con khóc, người chồng đành phải xin nghỉ đột xuất, lái xe về để đưa con đi tiêm phòng. Trên đường về, anh cứ nghĩ mãi là tại sao chú chó già lại cắn lên cổ chân của cậu chủ nhỏ? Bình thường, dù yêu mến cậu chủ đến mấy, nó cũng chỉ cắn nhẹ nhàng chứ chưa bao giờ cắn đau như thế. Hẳn là chú chó già đã không còn phân biệt đâu là chủ nhân nữa rồi?

Về đến nhà, anh nhìn thấy chú chó già nằm yên ở một bên cửa, dáng vẻ giống như ăn năn hối lỗi vì làm sai chuyện gì đó. Hai tai của nó cụp xuống và không dám nhìn ai. Nghe tiếng con khóc, anh thật muốn đánh cho con chó một trận, nhưng vì phải đưa con đi tiêm phòng gấp nên lại thôi. Khi đi, anh còn không quên chỉ tay về phía chú chó già nói: “Ngươi đợi ở đó đi, khi về ta sẽ xử lý!”


Bệnh viện cách nhà không xa, sau 10 phút, cậu chủ nhỏ đã có thể được tiêm vắc xin phòng bệnh rồi.

Y tá nhìn cổ chân của cậu bé vẫn còn vết máu răng cắn đỏ tươi rồi liếc nhìn  hai người nói: “Hai vị là người lớn sao lại để trẻ đến nông nỗi này, sao lại để con bị chó cắn vậy?”

Người chồng làm vẻ mặt tươi cười nói: “Là con chó già nhà tôi, bình thường rất tốt, không biết vì sao hôm nay nó lại cắn cậu bé. Có thể là già quá mà ngốc rồi”.

“Anh thật biết đùa, lần đầu tiên tôi nghe thấy người nói chó già hóa ngốc”, y tá vừa đứng bên cạnh vừa nói: “Nhất định là trước kia mọi người đối xử với chú chó quá tốt, nên khi sinh cậu nhỏ này, cậu nhỏ đã chiếm hết tình yêu của bố mẹ, chú chó cảm thấy bị mât mát  nên mới như thế.”

Tuy nhiên khi y tá kéo chiếc tất chân của cậu bé ra, liền phát hiện ngón chân cái em tím ngắt, mưng mủ và có mùi thối. Thì ra 3 ngày nay trời lạnh nên mẹ bé mua thêm bao tay và bao chân bằng len để đeo cho bé, nhưng bao chân bên vị trí bị chó cắn có chỉ dư đã siết vào ngón chân cái của bé mà mẹ không biết. Hèn chi 3 ngày nay cháu hay quấy khóc, ăn uống kém mà ba mẹ không để ý, nghĩ cháu nhõng nhẽo.

Anh chồng nghe xong liền nghĩ đến chú chó già, anh tự nhủ: “Liệu có phải nó biết cậu bé mắc bệnh nên đã dùng cách này để cậu chủ được đi khám?”

Cũng may phát hiện kịp thời nên bác sĩ đã sát trùng vết thương và kê thuốc kháng sinh cho bé. Có thể chú chó tuy già nhưng mũi vẫn thính, đã đánh hơi được mùi thối từ chân em bé nên tìm cách báo động cho ba mẹ của em. Trên đường về, người chồng đã tranh thủ thời gian đi mua canh thịt về nhà.

Vào cửa, anh lớn tiếng gọi chú chó nhưng không thấy nó đâu. Anh chạy lên sân thượng thì thấy chú chó đã nằm chết ở đó. Nhìn cảnh tượng trước khi chết nó vẫn ôm quần áo của cậu chủ nhỏ, anh không cầm được nước mắt, ôm chú chó vào lòng.

Rồi, anh gọi điện thoại cho vợ, khóc không thành tiếng. Anh nói: “Em chăm sóc cho con nhé, anh phải đưa tiễn con chó già nhà mình.”

Anh tới vùng ngoại ô đặt một chiếc áo quan. Người bán quan tài còn tưởng chiếc áo quan là làm cho một đứa bé. Sau khi nghe kể là dùng cho chú chó già thì ông ta cười miệng rộng tới mang tai. Anh chồng giả vờ không nhìn thấy, anh đưa tiền đặt cọc và nói ngày mai tới lấy.

Ngày hôm sau, lúc đến lấy quan tài, ông chủ tiệm bán áo quan nói là không lấy tiền. Ông ta nói rằng, hôm qua, sau khi nghe xong, biết được chiếc quan tài là dùng cho chó thì hiểu chú chó này không tầm thường rồi. Thấy chủ nó đối tốt với nó như vậy nên chủ tiệm bán quan tài nhất định không lấy tiền. Cuối cùng người chồng phải cảm ơn ông chủ và đem quan tài về để an táng cho chú chó già.



Động vật cũng là những sinh mệnh cùng con người sinh tồn trên Trái Đất này. Có những con vật, không đơn thuần chỉ là con vật mà nó còn là những ‘người bạn’ thân thiết đối với mỗi gia đình nuôi chúng. Là bạn, chúng không những thể hiện ra sự thông minh, sự trung thành với chủ nhân mà còn dùng hiểu biết và khả năng của mình để giúp đỡ con người.

Chú chó già trong câu chuyện này là một ví dụ rất thực tế, cũng không lạ lẫm hay khó hiểu với những ai đã từng nghe qua chuyện. Cũng thật bất ngờ đối với độc giả ở chỗ “tại sao chú chó này lại có thể biết được em bé trong nhà có bệnh mà trong khi cha mẹ em không biết?”. Có phải như các cụ vẫn nói 'Gừng càng già càng cay', con chó già này phải chăng nó cũng có bản năng tiên thiện khác biệt giống như bao câu chuyện mà chúng ta được nghe. Hơn nữa, do không thể diễn tả bằng lời nên nó phải thể hiện bằng hành động với mục đích báo hiệu cho con người nhanh chóng có thể biết được. Tuy nhiên, con người đã không biết lại trách cứ nó, để rồi đến sau khi hiểu ra được mới thực sự bàng hoàng xúc động và không biết nói gì để cảm ơn.

Chú chó già kia đã cứu sống đứa trẻ khỏi bị tàn tật, khỏi bệnh nhiễm trùng huyết từ vết thương ngón chân. Như vậy, chủ nhân chú chó chẳng phải vô cùng biết ơn nó hay sao? Hành động của anh chủ khi đưa tiễn chú chó như vậy cũng không có gì khác thường cả, bởi vì đơn giản đó chỉ là một “lời cám ơn” sâu sắc.


3 nhận xét:

  1. Câu chuyện HAY quá,"gừng càng già càng cay"- hay, nhưng sao NGƯỜI CÀNG GIÀ càng hay QUÊN ?- không hay.

    Trả lờiXóa
  2. Nặc danh12:20 5/2/22

    Betfair Online Casino Review - Free Bets & Bonuses
    Betfair is a UK bookmaker that is one of the oldest and best-recognised brands in the UK. Betfair is a well-known UK bookmaker. Read our review and claim 온라인 카지노 총판

    Trả lờiXóa

*****************************************************
:)) w-) :-j :D ;) :p :-( :) :( :X =(( :-o :-/ :-* :| :-T :] x( o% b-( :-L @X =)) :-? :-h I-) :bh :8) :b) :-s :-r :O) :m)

* Click vào dòng Đăng ký qua email để nhận thông báo trả lời comment.
* DÙNG CÁC THẺ SAU ĐỂ ĐƯA VÀO COM:
- Ảnh : [img]Link hình ảnh URL[/img]
- Video: [youtube]Link Video[/youtube]
- Nhaccuatui: [nct]Link nhạc[/nct]
- Link : CLICK HERE
*******************************************************

Lên Trên! Xuống Dưới! - See more at: http://hieuvathuongdalat.blogspot.com/2014/10/button-len-tren-xuong-duoi-hien-voi.html#sthash.FxGNpEBy.dpuf