Thứ Tư, 21 tháng 5, 2014

* Putin thăm Trung Quốc: Đồng minh hay đối thủ?

Thế giới 06:29 ngày 21 tháng 05 năm 2014

Lễ đón chính thức Tổng thống Putin diễn ra tại Thượng Hải vào hôm qua.
TP - Đây không phải lần đầu Tổng thống Nga Vladimir Putin tới Trung Quốc, nhưng chuyến thăm hôm 20/5 hết sức đặc biệt. Trước khi lên đường, ông Putin tuyên bố: “Hợp tác Nga-Trung đã đạt tầm cao nhất trong cả lịch sử hàng thế kỷ nay”, coi thiết lập quan hệ với Trung Quốc “là ưu tiên chính sách ngoại giao vô điều kiện của Nga”.


Liệu Nga và Trung Quốc có thiết lập mối quan hệ đồng minh chiến lược, cùng liên thủ phá vỡ thế giới đơn cực do Mỹ kiểm soát, để rồi trở thành “cơn ác mộng địa chính trị” như một số học giả Mỹ lo ngại?

Theo các nhà quan sát, ông Putin đã hoạch định một phiên bản “xoay trục” châu Á-Thái Bình Dương kiểu Nga, thông qua chiến lược hướng đông bằng tài nguyên, năng lượng và vũ khí. Trong chiến lược đầy tham vọng này, Trung Quốc không phải tay chơi duy nhất mà còn có Nhật Bản, Ấn Độ, ASEAN, Hàn Quốc…

Bất chấp cuộc tập trận chung cũng như hàng chục hợp đồng, dự án hợp tác trị giá nhiều tỷ đô la được ký kết trong chuyến thăm lần này, Nga và Trung Quốc vẫn là đối thủ tiềm tàng của nhau hơn là những đồng minh chiến lược.

Bản chất của mối bang giao giữa Liên Xô với Trung Quốc trước đây hay Nga-Trung hiện nay hoặc phản ánh cạnh tranh nước lớn gay gắt, hoặc thuần túy là quan hệ lợi ích. Quan hệ này hoàn toàn thiếu vắng niềm tin chiến lược và những giá trị chung.

Tị hiềm giữa hai cường quốc bắt nguồn sâu xa trong lịch sử hình thành lãnh thổ, gần nhất là việc Liên Xô giúp hình thành quốc gia Mông Cổ khi triều đại Mãn Thanh sụp đổ, những rạn nứt, ấm ức của kẻ chiếu dưới dưới thời Stalin cho tới chiến dịch phê phán kịch liệt chủ nghĩa xét lại của nhà lãnh đạo Mao Trạch Đông đối với Tổng Bí thư Liên Xô Nikita Khrushchev.

Đỉnh điểm của hiềm khích, bất hòa giữa hai nước Xô-Trung đã bộc phát thành xung đột biên giới đẫm máu năm 1969 là tại Trân Bảo Đảo/Damanskii trên Hắc Long Giang.

Quan hệ Nga-Trung gần đây tương đối nồng ấm. Trung Quốc phát triển nóng, luôn đói khát nguyên liệu thô, năng lượng và cả vũ khí công nghệ cao vốn là những mặt hàng Nga có thế mạnh truyền thống.

Tuy nhiên, Nga biết rõ thời điểm nguy hiểm khi Trung Quốc phát triển đến độ không còn cần gì ở Nga nữa (đặc biệt khi đủ tự tin về sức mạnh công nghệ và quân sự). Trung Quốc đang chiếm dần thị phần vũ khí Nga bằng cách mua về rồi sao chép hàng loạt, bán rẻ khắp thế giới.

Nga cũng hết sức lo lắng bởi vùng Viễn đông giàu tài nguyên dân cư thưa thớt, trong lúc bên kia biên giới chen chúc hơn tỷ dân Trung Quốc với cỗ máy kinh tế háu đói đang chạy hết tốc lực…

Ở Nga thời gian qua, liên tục xuất hiện những cảnh báo nguy cơ tham vọng lãnh thổ từ người láng giềng khổng lồ mới giàu. Mới năm ngoái Nga “nhắc nhở” Trung Quốc bằng một cuộc tập trận quy mô lớn nhất kể từ thời Liên Xô ở khu vực Viễn đông và phía Mông Cổ. Gần đây, Nga tích cực cải thiện quan hệ băng giá với Nhật Bản, tranh chấp quần đảo Kurin hứa hẹn được giải quyết, cùng với việc mở cửa cho Nhật Bản đầu tư, khai phá vùng Viễn đông.

Trung Quốc và Nga có trở thành đồng minh thật sự hay không tùy thuộc vào… Mỹ. Thực tế cho thấy tam giác quyền lực Mỹ-Nga-Trung luôn là biến số khó lường phản ánh lợi ích chiến lược trong từng giai đoạn. Mao Trạch Đông với lý luận “kẻ thù của kẻ thù là bạn” đã không ngần ngại gặp Richard Nixon trong cú bắt tay lịch sử Mỹ-Trung 1972 khiến Liên Xô, Việt Nam ngậm đắng. Nay sai lầm của chính quyền Barack Obama tại Ukraine lại vô tình đẩy Nga xích gần Trung Quốc.

Mối duyên tình Nga-Trung đi xa tới đâu phải xem Mỹ chơi bài thế nào. Vốn “đồng sàng dị mộng”, dù cần nhau song họ chỉ là đồng minh tình thế khi phương Tây và Nga chưa thỏa hiệp xong cuộc đấu Ukraine.



VnEconomy - Thế giới 10:51 (GMT+7) - Thứ Tư, 21/5/2014

Putin không ký được thỏa thuận khí đốt với Trung Quốc
►“Kết quả này cho thấy, Nga không muốn giảm giá bán khí đốt để giành điểm số chính trị trước phương Tây”...

 
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (phải) và Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Thượng Hải ngày 20/5 - Ảnh: AP.

Tổng thống Nga Vladimir Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã không ký một thỏa thuận mua bán khí đốt trị giá 400 tỷ USD trong cuộc gặp diễn ra ngày hôm qua (20/5) tại Thượng Hải.

Cho dù, thỏa thuận này chính là mục tiêu quan trọng nhất của ông Putin trong chuyến thăm trung Quốc kéo dài hai ngày.

Hãng tin Bloomberg dẫn lời ông Alexei Miller, Giám đốc điều hành (CEO) của tập đoàn khí đốt quốc doanh Nga Gazprom cho hay, các cuộc đàm phán giữa hai bên vẫn tiếp tục nhằm đạt tới sự đồng thuận. Tuyên bố này được ông Miller đưa ra sau khi ông Putin và ông Tập ký các thỏa thuận song phương trong đó không có thỏa thuận về khí đốt.

Nga và Trung Quốc đã đàm phán về thỏa thuận trên trong suốt một thập kỷ, nhưng chưa thể đi đến kết quả cuối cùng do cả hai bên còn những bất đồng về giá cả.

Trước cuộc gặp ngày hôm qua giữa ông Putin và ông Tập, giới chức Nga cho biết hai bên đã tiến rất gần đến chỗ đạt thỏa thuận, mở đường cho việc xây dựng một đường ống dẫn khí đốt nối giữa quốc gia sản xuất năng lượng lớn nhất thế giới với nước tiêu thụ năng lượng lớn nhất thế giới.

Người đứng đầu điện Kremlin đang có chuyến thăm chính thức Trung Quốc dự kiến kết thúc hôm nay (21/5).

Trong bối cảnh Nga chịu sự trừng phạt của Mỹ và châu Âu liên quan tới cuộc khủng hoảng ở Ukraine, giới quan sát kỳ vọng, khả năng Nga-Trung đạt thỏa thuận khí đốt trong chuyến thăm Trung Quốc lần này của ông Putin là rất cao. Tuy nhiên, kỳ vọng này đã không trở thành sự thực.

“Kết quả này cho thấy, Nga không muốn giảm giá bán khí đốt để giành điểm số chính trị trước phương Tây”, ông Chris Weafer, nhà sáng lập công ty tư vấn Macro Advisory ở Moscow, đánh giá. “Nguy hiểm nằm ở chỗ, nếu năm nay không có thỏa thuận với Nga, Trung Quốc có thể chuyển hướng sang tìm khí đốt ở các nước khác”.

Theo phát ngôn viên của Tổng thống Putin, hai nước hiện tiếp tục đàm phán về vấn đề giá cả, và có thể đạt thỏa thuận bất kỳ lúc nào.

Nếu Nga-Trung đạt thỏa thuận khí đốt, Gazprom sẽ xây dựng một đường ống dẫn khí trị giá 22 tỷ USD sang Trung Quốc. Đường ống này có khả năng vận chuyển 38 tỷ mét khối khí đốt mỗi năm. Theo dự kiến mà Bộ trưởng Bộ Năng lượng Nga Alexander Novak đưa ra hồi tháng 3, Gazprom có thể bắt đầu cung cấp khí đốt cho Trung Quốc từ năm 2019-2020. Tuy vậy, do hai bên chưa đạt thỏa thuận, thời hạn này sẽ bị lùi lại.

Theo số liệu của công ty Nomura International Hong Kong, khối lượng khí đốt trên tương đương khoảng 1/4 mức tiêu thụ khí đốt hiện nay của Trung Quốc và đáp ứng khoảng 10% nhu cầu khí đốt của nước này vào năm 2020.

Trong đàm phán thỏa thuận khí đốt với Trung Quốc, Nga muốn sử dụng giá trong hợp đồng ký với các khách hàng ở châu Âu để làm giá chuẩn. Trong khi đó, Trung Quốc đề xuất mức giá thấp hơn dựa trên mức giá mà nước này mua khí đốt từ Trung Á.

Theo số liệu của công ty tư vấn CLSA, giá bán khí đốt của Gazprom ở châu Âu trong năm ngoái trung bình là 380,5 USD/1.000 mét khối. Nếu lấy giá này làm chuẩn, thì theo CLSA, giá khí đốt Nga vận chuyển tới biên giới Trung Quốc là khoảng 335-350 USD/1.000 mét khối.

Với mức giá như vậy, thỏa thuận khí đốt Nga-Trung sẽ có trị giá tổng cộng 400 tỷ USD trong vòng 30 năm. 

Tham khảo các bài Liên quan
Putin muốn gì trong chuyến thăm Trung Quốc?
Lãnh đạo Nga, Trung sẽ dự tập trận biển Hoa Đông
Quan hệ Nga - Trung và ẩn số biển Đông
Nga sắp tập trận chung với Trung Quốc
Trung Quốc “đi trên dây” khi Crimea về Nga
Xem nhiều
Báo Mỹ giục Washington hành động tại biển Đông
“4 sai lầm chiến lược của Trung Quốc trên biển Đông”
Putin muốn gì trong chuyến thăm Trung Quốc?
Nga chính thức lên tiếng về biển Đông
Tàu chiến Mỹ muốn thăm Việt Nam nhiều hơn
Mới nhất
Putin không ký được thỏa thuận khí đốt với Trung Quốc
Nga tuyên bố rút quân khỏi biên giới Ukraine
Lần đầu tiên Mỹ truy tố gián điệp mạng Trung Quốc
Putin muốn gì trong chuyến thăm Trung Quốc?
Giá vàng lên cao nhất 7 tháng, USD tự do vẫn tăng
 
 

10 nhận xét:

  1. Mời tham khảo bài "Sáu cuộc chiến tranh trong 50 năm tới của Trung Quốc?"
    Tại : http://nghiencuubiendong.vn/nghien-cuu-trung-quoc/1902-sau-cuoc-chien-tranh-trong-50-nam-toi-cua-trung-quoc

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bài bạn giới thiệu hình như trước đây đã đăng trên blog của congky dinh rồi phải không bạn? Tôi nhơ là đọc rồi.

      Xóa
  2. Đúng là: Tình là tình không không mà có. Tình là tình lúc có có như không! Chị nhỉ. HÌ!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Song Thu nói hay quá! Hết ý đấy:
      "Tình là tình không không mà có
      Tình là tình lúc có có như không!"

      Xóa
  3. Thế giới đang ở thế ba chân vạc, ai liên minh là chiếm ưu thế. sang thăm chị để học một chút thời sự, chúc chị luôn vui vẻ chị nhé

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cảm ơn bạn đã sang thăm. Thời sự mình đọc báo rồi chép về thôi bạn ạ. Chúc Mẫn cuối tuần vui vẻ nhé.

      Xóa
  4. Tôi thấy chỉ có nước MỸ là còn tương đối giữ được cam kết với đồng minh ,còn các nước khác thì : nói hay ,mặc mày kêu giúp .

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Mình có đồng minh với ai đâu mà đòi người ta giúp bạn ơi. VN mình làm bạn với tất cả mà, cho nên khi cần thì chẳng có thằng bạn nào cả, hoàn toàn cô đơn. Bây giờ cố liên minh trước tiên là với Nhật, Philippin, rồi sau thêm mấy nước ACEAN cùng cảnh nữa được thì tốt , rồi sau cả Mỹ nữa. Chỉ sợ vì còn nhiều lý do khiến không phải họ muốn lao vào liên minh với mình...

      Xóa
  5. Lợi ích quốc gia của người ta vẫn là lớn nhất,còn biết nõi gì nữa !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nước nào thì cũng thế, nhất là các nước lớn. Nhiều lần vì lợi ích quốc gia của họ mà họ đã bán rẻ VN rồi...

      Xóa

*****************************************************
:)) w-) :-j :D ;) :p :-( :) :( :X =(( :-o :-/ :-* :| :-T :] x( o% b-( :-L @X =)) :-? :-h I-) :bh :8) :b) :-s :-r :O) :m)

* Click vào dòng Đăng ký qua email để nhận thông báo trả lời comment.
* DÙNG CÁC THẺ SAU ĐỂ ĐƯA VÀO COM:
- Ảnh : [img]Link hình ảnh URL[/img]
- Video: [youtube]Link Video[/youtube]
- Nhaccuatui: [nct]Link nhạc[/nct]
- Link : CLICK HERE
*******************************************************

Lên Trên! Xuống Dưới! - See more at: http://hieuvathuongdalat.blogspot.com/2014/10/button-len-tren-xuong-duoi-hien-voi.html#sthash.FxGNpEBy.dpuf