Thứ Ba, 30 tháng 4, 2013

* Sức mạnh của ca từ (Trần Đình Ngân LSQL nhân ngày 30-4)

Tác giả: Bài viết này đã được một số báo trong nước đăng nhân dịp 30-4, 1-5 vài ba năm trước. Năm nay 2013, nhân việc ngày lễ lớn 30-4 được gọi chính thức là ngày lễ "Thống nhất đất nước", tăng số ngày được nghỉ lên 4 ngày, tác giả thấy cách gọi mới thực sự có ý nghĩa lớn trong việc Đại đoàn kết toàn dân tộc, đoàn kết Bắc-Nam, đoàn kết người Việt nam ở trong nước và người Việt nam đang sinh sống ở hải ngoại.
30-4-1975 không quan trọng là ngày mà người Việt nam ai thắng ai , mà quan trọng là ngày Đất nước Việt nam được thống nhất, Bắc Nam một nhà.
(LTH: Bạn Trần Đình Ngân, cựu HS Lư Sơn - Quế Lâm, hiện đang định cư ở Đức vừa gửi cho tôi 1 bài qua E-Mail với tiêu đề : "Gửi các chị đọc nhân ngày 30-4". Vậy tôi xin đăng lên mời các bạn cùng chia sẻ).

Tôi còn nhớ, khi bình về thơ Phạm Tiến Duật trong chiến tranh, có nhà phê bình đã ví một bài thơ của anh Duật có sức mạnh như một sư đoàn. Nhân ngày chiến thắng 30-4, và 7-5, xin kể về sức mạnh của CA TỪ trong các bài hát thời máu lửa .

Tôi quen cha tuyên úy Nguyễn Duy Khương qua một người bạn Việt nam ở Gera (Thüringen Đức) trong dịp Noel 1993 . Hải bạn tôi với anh Khương biết nhau do cùng mối buôn bán thực phẩm Châu Á cho cộng đồng người Việt sinh sống tại trung phần nước Đức. Vì biết nhau từ trong nước nên Hải điện trước và hẹn sẽ cùng bạn đến thăm gia đình tôi. Hải nói sơ qua về Khương để tôi yên tâm: Anh Khương người Nam, trước 75 là Tuyên úy của quân đội Saigon, di tản sang Tây Đức năm 1980, vẫn giữ tôn giáo nhưng bỏ nghề tuyên úy, hiện chung vốn buôn bán với Hải để nuôi vợ và hai con gái. Gia đình Khương định cư tại thị trấn Hof (cách nơi tôi ở không xa). 
Hải có kể qua về ông anh kết nghĩa (nói quá là Cựu sỹ quan, Cộng sản nòi!) nên anh Khương nhiều lần ngỏ ý muốn qua thăm và diện kiến .

Những năm tháng mới xa quê, kém tiếng Đức lại chưa quen với văn hóa sở tại, sinh hoạt văn hóa văn nghệ chính của chúng tôi là ê a hát theo những bài hát thời chiến (nhạc đỏ) phát ra từ băng catsec mang từ trong nước sang. Họa lắm, mua được băng đĩa Thúy Nga thì giá đắt vả đôi khi hay chèn lời bình không hợp tai nên tôi cũng ít nghe (thời đó chưa có VTV4, Internet cũng chưa rộng rãi!)

Khương ngồi với chúng tôi nói rất ít, uống nhiều và trầm ngâm. Anh chăm chú nghe các bài hát thời chiến tranh của Hoàng Hiệp, Huy Du, Vũ trọng Hối, Nguyễn văn Tý..., hỏi kỹ tên tác giả và rất nhanh thuộc giai điệu, nhớ ca từ của bài hát . Trời về khuya. Gió tuyết. Tôi thuyết phục hai người ngủ lại . Khương giải đệm xuống sàn nhưng chưa muốn ngủ. Hiểu ý bạn, Hải mở thêm chai rượu nữa. Câu chuyện về khuya không còn xã giao mà cởi mở, thân tình.

Khương sinh năm 1949 nên ngay từ đầu đã chủ động xưng em. Bố mẹ Khương có sập hàng vải ở chợ Cần Thơ. Hết tú tài anh đi quân dịch và được chọn học sỹ quan Thủ Đức rồi được cử đi Mỹ học trường Tuyên úy Ha-min-Tơn. Cuối 1973 làm Tuyên úy ở Pleicu, khi Sài gòn thất thủ, Khương chạy về quê, trình diện rồi đi học cải tạo bốn năm. 1980 (không đợi Mỹ gọi) Khương vượt biên một mình qua ngả Hồng công và được nhận định cư tại Đức. Tuy đã đứng tuổi, Khương thanh tú, khiêm tốn và rất thông minh. Anh giỏi tiếng Anh nên học tiếng Đức nhanh, và giúp đỡ được nhiều bà con mình những ngày đầu hội nhập với xã hội Đức. Khương biết tôi cũng có học hành, biết tiếng Anh, giỏi tiếng Nga và Trung nên anh có sự trọng thị .

Lần đầu gặp Khương, biết qua „sơ yếu“ của anh, tôi hơi lưỡng lự vì thấy mình có ít nhiều cá tính giống Khương nhưng cũng nhận ra hai người có khác biệt rất xa. 
Tôi mạnh dạn hỏi Khương: Chú có thù hận gì trong hoàn cảnh trắng tay như hiện nay không? Trầm giọng: Thù hận gì anh! Khi chưa hiểu biết thì thù tiếc dữ lắm! nhưng khi nhận biết ra, thấy thua là phải! mà sự đời, thua trong cuộc chơi thì trả giá thôi!

Nghiêng mình chào phục mấy anh!

Nhậy cảm biết tôi không hứng nghe câu sáo vừa rồi, Khương sôi nổi biện minh : 
- Anh có thấy em bị hút bởi mấy bài hát vừa nghe ở nhà anh không? Riêng chuyện tuyên truyền tâm lý qua những bài hát , phía Cộng sản và Mặt trận cũng đáng thắng tụi em rồi! 
Em lấy chứng cho anh ghen :
Là lính thì phía Cộng sản hay phía Quốc gia đều có cảnh xa vợ con như nhau. Già xa vợ mà trẻ xa người yêu, nhớ khiếp lắm chứ (phía các anh còn xa xa hơn! Bắc-Nam cơ mà!). 
- Anh mở lại bài hát “Đêm nay anh ở đâu” của Phan huỳnh Điểu, em kể cho anh nghe! Bài hát ca từ có đoạn …Anh ơi! Đêm qua em nằm mơ, thấy em được bay ra chiến trường, cùng anh chiến đấu, sống chết cùng có nhau … Trời ơi! Chính trị viên của các anh sướng quá! Mấy cha có phải nói gì nhiều nữa đâu! Bài hát nói hộ rồi! Người lính của các anh sẽ giáng đánh thêm một trận, trận nữa, trận nữa đợi cô người yêu vô. Cán binh của Cộng sản không có đào binh! Mà có chết thì cũng toại nguyện: sống chết cùng có nhau!

Phía Quốc gia, chị em cô Thanh Tuyến - Sơn Tuyền suốt ngày ca bài ca “Chuyến tầu sân ga”, khi cô gái tiễn người tình lên tầu ra mặt trận … Anh ơi! Đêm nay tiễn anh lên tầu, mai này ai đón đưa em?... Tầu chạy qua được một ga, thằng lính em nó đào binh rồi, vì nó sợ ngay đêm đó sẽ có thằng khác đưa đón mất cô người yêu!
Làm tuyên úy trên Cao nguyên, em đã chứng kiến có đơn vị đào binh đến một nửa…

Đêm về sáng. Ngà ngà say nhưng không ngủ được, Khương tha thiết với tôi: Tết này anh cho em đưa cả vợ con em sang ăn tết với anh nhé! Em thích tập quán của bà con bên Đông, cứ hội ngộ nhau là ca hát, hát caraoke những bài hát Đỏ thời chiến tranh. Em muốn cho vợ con em cùng nhớ và hát được vài bài !

Từng là người lính có một thời máu lửa, tôi cũng đã nhiều lần được nghe tổng kết về nguyên nhân thắng lợi của cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước, nhưng sao lần này nghe qua miệng một cựu chiến binh tâm lý chiến của phía bên kia, vẻn vẹn câu chuyện nhỏ về một ca từ trong trăm nghìn bài hát thời chống Mỹ, tôi vỡ ra một điều, sự vĩ đại tích tụ từ trong cái nhỏ. Mà các vần thơ, lời ca thời chống Mỹ có nhỏ đâu! Sức mạnh của nó như hỏa lực của những binh đoàn . 

(Trần Đình Ngân, Berlin, Tháng 5-2010)

NHÂN NGÀY 30-4 MỜI MỌI NGƯỜI CÙNG XEM LẠI MỘT SỐ HÌNH ẢNH LỊCH SỬ QUA VIDEO:

1. NGÀY CHIẾN THẮNG 30-4-75:


2. HÀ NỘI MỪNG SÀI GÒN GIẢI PHÓNG 30-4-75:



3. Ngày cuối  30-4-1975 - Quân đội Sài Gòn tan rã và tháo chạy:






8 nhận xét:

  1. Em sang đọc và xem lại những hình ảnh ngày 30/4!
    Nhận tem vàng trước rồi cảm nhận sau!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cảm ơn bạn đã sang thăm và xem lại những hình ảnh đáng nhớ này.Chúc bạn cuối tuần vui. Xin lỗi bạn vì sự trả lời chậm trễ.

      Xóa
  2. Xem lại những hình ảnh,đoc,nghe các bài viết về 30/4,G nhớ lại cái giờ phút sung sướng đến tột đỉnh khi nghe tin giải phóng hoàn toàn miền Nam,đất nước được liền một dải.Mong sao những người đang sống và làm việc hiện nay không hổ thẹn với những người đã ngã xuống và đã mất đi một phần thân thể vì đất nước.Thực tế không có ca từ nào nói hết được sự chiến đấu hy sinh của toàn dân toàn quân ta để có được thắng lợi vĩ đại 30/4.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cảm ơn Minh Gương đã chia sẻ những cảm xúc về ngày chiến thắng lịch sử của dân ta. Chúc Gương vui và hạnh phúc trong ngày cuối tuần. Mình rất xin lỗi vì sự trả lời chậm trễ này.

      Xóa
  3. Chị lưu giữ được nhiều tư liệu quý quá. Thú thật là xem lại nhớ lại thấy tự hào...mình ở phía người chiến thắng. Nếu đọc những bài viết của những người phía bên kia thì có lúc lại tần ngần...chị ạ!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Mình kỷ niệm ngày chiến thắng cho nên ghi lại những hình ảnh ảnh để nhớ lại một thời và để chia sẻ với thế hệ con cháu là đã có lúc mình từng trải qua những giờ phút sôi động ấy. Cảm ơn và xin lỗi ST vì mình trả lời NX này quá muộn.

      Xóa
  4. Chúc mừng các bạn lớp 5 có buổi gặp mặt vui vẻ. Các bạn ở ngoài ấy đang có xu hướng Gặp nhau nhiều hơn rồi đấy. Trong này, năm nay lễ 30/4 và 1/5 được nghỉ nhiều ngày nên mọi người "Lang bạt" đi khắp nơi nên "QUÊN" mất gặp nhau. Trông các bạn lớp 5 vẫn khí thế và khỏe mạnh là mừng rồi. Cầu mong đến ngày kỷ niệm thành lập trường Internat 60 chúng ta vẫn bình an.
    [img]http://img2.tamtay.vn/files/photo2/2011/12/1/14/94786/4ed72916_509fffc5_07112402433161[/img]
    Cùng nhau nhớ về nơi ấy.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cảm ơn HPĐ đã com cho bài viết tiếp theo vào đây. Ở ngoài này mọi người gặp nhau hơi ít chứ không như các bạn trong đó. 2 lớp 4 và 5 ít gặp nhau riêng hơn các lới dưới, nên lần này gặp nhau ai cũng thấy mừng rỡ phấn khởi P ạ. Chúc P chủ nhật vui nhé.

      Xóa

*****************************************************
:)) w-) :-j :D ;) :p :-( :) :( :X =(( :-o :-/ :-* :| :-T :] x( o% b-( :-L @X =)) :-? :-h I-) :bh :8) :b) :-s :-r :O) :m)

* Click vào dòng Đăng ký qua email để nhận thông báo trả lời comment.
* DÙNG CÁC THẺ SAU ĐỂ ĐƯA VÀO COM:
- Ảnh : [img]Link hình ảnh URL[/img]
- Video: [youtube]Link Video[/youtube]
- Nhaccuatui: [nct]Link nhạc[/nct]
- Link : CLICK HERE
*******************************************************

Lên Trên! Xuống Dưới! - See more at: http://hieuvathuongdalat.blogspot.com/2014/10/button-len-tren-xuong-duoi-hien-voi.html#sthash.FxGNpEBy.dpuf