Thứ Hai, 15 tháng 4, 2013

* Chân dung các vị vua triều Nguyễn


Chân dung các vị vua triều Nguyễn được khắc họa qua những họa phẩm tuyệt đẹp, được đăng tải trên website ABS Travel.



Gia Long (1762 – 1820) là vị Hoàng đế đã thành lập nhà Nguyễn, vương triều phong kiến cuối cùng trong lịch sử Việt Nam. Ông tên thật là Nguyễn Phúc Ánh (thường được gọi tắt là Nguyễn Ánh), trị vì từ năm 1802 đến khi qua đời năm 1820.
.

Vua Minh Mạng, cũng gọi là Minh Mệnh (1791 – 1841), tức Nguyễn Thánh Tổ, là vị Hoàng đế thứ hai của nhà Nguyễn, Được xem là một ông vua năng động và quyết đoán, Minh Mạng đã đề xuất hàng loạt cải cách từ nội trị đến ngoại giao, trong đó có việc ngăn chặn quyết liệt ảnh hưởng phương Tây đến Việt Nam.
.

Vua Thiệu Trị (1807 – 1847) là vị Hoàng đế thứ ba của nhà Nguyễn, trị vì từ năm 1841 đến 1847. Ông có tên húy là Nguyễn Phúc Miên Tông, ngoài ra còn có tên là Nguyễn Phúc Tuyền và Dung. Ông là con trưởng của vua Minh Mạng và Tá Thiên Nhân Hoàng hậu Hồ Thị Hoa.
.

Vua Tự Đức (1829 – 1883), là vị Hoàng đế thứ tư của nhà Nguyễn. Ông tên thật là Nguyễn Phúc Hồng Nhậm hay còn có tên Nguyễn Phúc Thì, là con trai thứ hai của vị hoàng đế thứ 3 triều Nguyễn, Thiệu Trị. Ông là vị vua có thời gian trị vì lâu dài nhất của nhà Nguyễn, trị vì từ năm 1847 đến 1883. Trong thời gian trị vì của ông, nước Đại Nam dần rơi vào tay quân Pháp.
.

Hiệp Hòa (1847 – 1883) là vị vua thứ sáu của vương triều nhà Nguyễn trong lịch sử Việt Nam. Tên thật của ông là Nguyễn Phúc Hồng Dật, còn có tên là Nguyễn Phúc Thăng, là con thứ 29 và là con út của vua Thiệu Trị và bà Đoan Tần Trương Thị Thuận. Ông lên ngôi tháng 7/1883, nhưng bị phế truất và qua đời vào tháng 10 cùng năm.
.

Kiến Phúc (1869 – 1884), tên húy là Nguyễn Phúc Ưng Đăng, thường được gọi là Dưỡng Thiện, là vị vua thứ bảy của vương triều nhà Nguyễn. Ông là con thứ ba của Kiên Thái vương Nguyễn Phúc Hồng Cai và bà Bùi Thị Thanh, được vua Tự Đức chọn làm con nuôi. Kiến Phúc lên ngôi năm 1883, tại vị được 8 tháng thì qua đời khi mới 15 tuổi.
.

Hàm Nghi (1871 – 1943) là vị Hoàng đế thứ 8 của nhà Nguyễn, là em trai của vua Kiến Phúc. Năm 1884, Hàm Nghi được đưa lên ngôi ở tuổi 13. Sau khi cuộc phản công tại kinh thành Huế thất bại năm 1885, Tôn Thất Thuyết đưa ông ra ngoài và phát hịch Cần Vương chống thực dân Pháp. Phong trào Cần Vương kéo dài đến năm 1888 thì Hàm Nghi bị bắt. Sau đó, ông bị đem an trí ở Alger (thủ đô xứ Algérie).
.

Vua Đồng Khánh (1864 – 1889), miếu hiệu Nguyễn Cảnh Tông, là vị Hoàng đế thứ chín của nhà Nguyễn, tại vị từ năm 1885 đến 1889. Tên húy của nhà vua các tài liệu ghi khác nhau, nơi thì ghi là Nguyễn Phúc Ưng Kỷ, Nguyễn Phúc Ưng Thị, Nguyễn Phúc Ưng Biện, Nguyễn Phúc Chánh Mông, ngoài ra còn có tên Nguyễn Phúc Đường. Ông là con trưởng của Kiên Thái Vương Nguyễn Phúc Hồng Cai và bà Bùi Thị Thanh, được vua Tự Đức nhận làm con nuôi năm 1865.
.

Vua Thành Thái (1879 – 1954) là vị Hoàng đế thứ 10 của nhà Nguyễn, tại vị từ 1889 đến 1907. Tên húy của ông là Nguyễn Phúc Bửu Lân, còn có tên là Nguyễn Phúc Chiêu. Ông là con thứ 7 của vua Dục Đức và bà Từ Minh Hoàng hậu (Phan Thị Điểu). Do chống Pháp nên ông bị đi đày tại ngoại quốc.
.

Vua Duy Tân (1900 – 1945) là vị vua thứ 11 của nhà Nguyễn (ở ngôi từ 1907 tới 1916), sau vua Thành Thái. Khi vua cha bị thực dân Pháp lưu đày, ông được người Pháp đưa lên ngôi khi còn thơ ấu. Tuy nhiên, ông bất hợp tác với Pháp và bí mật liên lạc với các lãnh tụ khởi nghĩa Việt Nam. Vì lý do này, ông bị người Pháp đem an trí trên đảo Réunion ở Ấn Độ Dương.
.

Vua Khải Định (1885 – 1925), hay Nguyễn Hoằng Tông là vị Hoàng đế thứ 12 nhà Nguyễn trong lịch sử Việt Nam, ở ngôi từ 1916 đến 1925. Ông có tên húy là Nguyễn Phúc Bửu Đảo, còn có tên là Nguyễn Phúc Tuấn, con trưởng của vua Đồng Khánh và bà Hựu Thiên Thuần Hoàng hậu Dương Thị Thục.
.

Bảo Đại (1913 – 1997) là vị Hoàng đế thứ 13 và cuối cùng của triều Nguyễn, cũng là vị vua cuối cùng của chế độ quân chủ Việt Nam. Tên húy của ông là Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy, còn có tên là Nguyễn Phúc Thiển , tục danh "mệ Vững" là con của vua Khải Định và Từ Cung Hoàng thái hậu. Đúng ra "Bảo Đại" chỉ là niên hiệu nhà vua nhưng tục lệ vua nhà Nguyễn chỉ giữ một niên hiệu nên nay thường dùng như là tên nhà vua.
Theo Kiến thức


13 nhận xét:

  1. Trang phuc của các vị vua thật đẹp và có nhiều kiểu dáng,người nào cũng rất phong độ,có vẻ oai phong của hoàng đế và sự mạnh mẽ của đấng nam nhi,gương mặt đều rất đẹp.

    Trả lờiXóa
  2. Các nhà vua có trang phục giống nhau và đẹp, nhưng không biết có thật hay chỉ là ảnh vẽ?. Nhìn chung các vua nhà Nguyễn chết trẻ quá.

    Trả lờiXóa
  3. Lần đầu tiên em được chiêm ngưỡng trọn bộ ảnh các vua đời Nguyễn! Đẹp quá! Tiếc là do tư tưởng "đả đảo địa chủ phong kiến" nên dân mình ít có tình cảm với các triều vua, nhất là nhà Nguyễn...Chứ thực ra nhiều vua Nguyễn yêu nước và có công với đất Việt. Nếu biết tự hào về họ, dân mình sẽ nuôi dưỡng lòng yêu nước sâu hơn...Cám ơn chị về một entry rất hay!

    Trả lờiXóa
  4. Cụ LTH sưu tầm được bộ ảnh chân dung các vị vua Triều Nguyễn,từ Gia Long cho đến Bảo Đại (12 vị vua) rõ và đẹp có đầy đủ mũ , áo hoàng bào. Không biết những người dòng dõi họ nhà vua (Tôn thất) có các ảnh này như cụ LTH hay không? Nói đủ hơn (chi tiết) thì nhà Nguyễn còn có 1 vị vua làm vua chỉ có 3 ngày thời kỳ bắt đầu thuộc Pháp,đó là vua Dục Đức, sau Tự Đức (sau khi Tự Đức mất) trước Hiệp Hoà; và Hiệp Hoà cũng chỉ làm vua có 6 tháng (từ tháng 6 đến tháng 11 / 1883) bởi sau khi Tự Đúc mất thì các đại thần trong triều gây nên thảm kịch mưu bỏ vua này lập vua khác trong nội bộ trièu Nguyễn cho mãi đến Thành Thái mới tạm yên.

    Trả lờiXóa
  5. Xem một hồi chả nhớ VUA nào với vua nào. Tôi thấy na ná giông nhau. Trang phục thì chắc chắn là do trí tưởng tượng của các họa sĩ, kết hợp tư liệu lưu trữ phần nào.Có nhiều Vua quá trẻ.
    Chỉ tự cảm nhận công lao và đức độ của các ông qua lịch sử thôi.
    Sau đây khoảng 50 năm, con cháu chúng ta phác họa các VUA THÒI ĐẠI bây giờ (như VUA X, Y..) lúc thì caravat xanh, lúc khác caravat đỏ...
    Cám ơn Cụ Hoàn !

    Trả lờiXóa
  6. Trước đây thì không dám khoe đâu, thậm chí các Dì cậu và cả mẹ mình đều phải chịu bao cực khổ vì cái lý lịch dòng họ nhà vua. Bây giờ thì rất tự hào. Mình vừa đi dự lễ khánh thành nhà thờ họ Nguyễn Phước ở HN. Nơi đây thờ 13 vua triêu Nguyễn. Bộ ảnh này đẹp quá, cám ơn Tiến Hoàn. Mình sẽ đề nghị in ra để treo trong nhà thờ. Để xây nhà thờ có sự đóng góp của tất cả bà con họ Nguyễn Phước ở HN, nhưng gia đình mình đóng vai trò quan trọng vì đất xây dựng là do Dì Trai của mình đóng góp. Các đại gia Nguyễn Phước cũng nhiều, người thì đóng toàn bộ sắt thép, người toàn bộ vật liệu xây dựng, toàn bộ tiền công.... Nghèo nhất như mình thì đóng mấy lần mới chỉ được ghi vào danh sách 5 triệu. Nhà thờ Nguyễn Phước ở Sóc Sơn và đối diện ngay cổng nhà Dưỡng Lão, nơi Nguyễn Phú đang ở. Đấy cũng là một lý do mà mình định rủ mấy cụ Bà cùng mình lên ở đó. Nhà thờ nằm trong mảnh đất 2800met hiện nay trồng toàn cây ăn trái.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nhà dưỡng lão Sóc Sơn sắp ngừng hoạt động rồi Ánh ạ, bạn Nguyễn Phú đã chuyển sang Đông Ngạc.

      Xóa
  7. Họ vẽ quần áo các nhà vua rất đẹp, trông oai phong quá! Mình cho là quần áo của vua Khải Định và vua Bảo Đại đúng với thực tế hơn cả.

    Trả lờiXóa
  8. Nhìn ngắm trang phục của các vị Vua triều Nguyễn thấy ngay "bản sắc dân tộc Việt". Mình thích hơn là trang phục của tượng Vua Lý thái Tổ ở vươn hoa Nhà Kèn bờ Hồ HN . Nhìn qua thôi cũng thấy nét mặt các vị đúng là người Việt Nam ( khác hẳn người Tầu).Hôm nay trên Thanh Niên có bài giới thiệu cuốn sách nghiên cứu về trang phục người Việt tên " Ngàn năm áo mũ" của tác giả Trần Quang Đức ( 28 tuổi- từng tốt nghiệp ĐH Bắc Kinh), trong đó có câu : “Bất kể quan niệm của người phương Bắc cho rằng, trời chỉ có một thiên tử, thiên hạ chỉ có một hoàng đế, song không ít thủ lĩnh nước Việt mỗi khi giành được độc lập, giành quyền làm chủ cõi đất phương Nam đều xưng đế”; vì thế, tư tưởng đế vương, ngang hàng với thiên tử Trung Hoa của vua quan người Việt lại được thể hiện rất rõ qua lễ phục của triều đình. Còn như trang phục nhà Nguyễn, khảo cứu của tác giả nhận định: “Đặt trong nhãn quan phong kiến đương thời, triều đình nhà Nguyễn bất luận thế nào cũng đã sở hữu một nền văn hiến áo mão có bề dày truyền thống và những cách tân đặc sắc, tự tin sánh ngang với các quốc gia Nho giáo như Trung Quốc, Triều Tiên, khiến Khâm sứ nhà Thanh là Lao Sùng Quang công nhận: Gần gũi Trung Hạ, tôn sùng Nho giáo, yêu chuộng thi thư, cùng được coi là đất thanh danh văn vật, ắt phải nói đến hai nước Triều Tiên và Việt Nam”. Cảm ơn cụ chủ nhà đã sưu tầm tư liệu này.( Mong rằng Comment của tôi được cụ Nguyệt Ánh đọc )

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tôi đã đọc Com của cụ Calathau. Rất cám ơn cụ đã đánh giá cao triều Nguyễn ở nhiều lĩnh vực. Vì là triều đại phong kiến cuối cùng nên đã kế thừa được nhiều tinh hoa của các triều đại đi trước.

      Xóa
  9. Trước tiên xin cảm ơn cụ Fiohantb và các bạn: Minh Gương, Hồng Phương, Song Thu, Nhật Lệ, Nguyệt Ánh, Thanh Mai, Calathau đã có lời COM sớm. Tôi đồng ý với các cụ là bộ ảnh rất đẹp, các vị vua đều rất oai phong xứng mặt Đế Vương. Trang phục thì như Calathau nói có "bản sắc dân tộc Việt" và tác giả Trần Quang Đức viết (COM Calathau) "triều đình nhà Nguyễn bất luận thế nào cũng đã sở hữu một nền văn hiến áo mão có bề dày truyền thống và những cách tân đặc sắc, tự tin sánh ngang với các quốc gia Nho giáo như Trung Quốc, Triều Tiên...". Còn ý của Thanh Mai:"...quần áo của vua Khải Định và vua Bảo Đại đúng với thực tế hơn cả" thì tôi nghĩ đó chỉ là trang phục lúc bình thường của các vị, còn khi thiết triều thì phải đúng như trên ảnh của các vị vua khác. Tôi có ảnh ông Ngoại tôi là Đình Nguyên Tiến sĩ (đỗ đầu khóa) thời vua Thành Thái cũng mặc khá đẹp:
    [img]http://2.bp.blogspot.com/-ynA3EndiAf8/UWwA4jXxAwI/AAAAAAAAFZs/VWDvM8wNS4Q/s320/aXOnxMTG991_Ipgqfk3jWQ.jpg[/img]
    cho nên Vua mặc đẹp thế có lẽ đúng thôi. Mà nước ta và Tàu nghề dệt lụa gấm vóc đã có từ lâu nên chẳng thiếu vải đẹp cho vua đâu. Thêm nữa tôi xin tiết lộ 1 chuyện: hồi tôi còn nhỏ cỡ 7-8 tuổi khi người lớn đi vắng, mấy anh em nghịch ngợm đã chèo lên bàn thờ tổ tiên của gia đình mở 1 cái hòm gỗ mà không bao giờ trẻ con được động đến. Trong đó có "mũ áo triều phục"của Cụ Nội tôi - 1 mũ cánh chuồn, 1 đôi ủng (hia) và 1 áo gấm vóc rộng lùng thùng, đại loại như trên ảnh ông Ngoại tôi ấy. (Cụ Nội tôi làm quan tới chức Thừa Thiên Phủ Doãn, triều Nguyễn đời vua Tự Đức. Phủ Doãn là quan chức đứng đầu kinh đô - Chủ tịch thủ đô, và được vua tin phong làm "Trung nghị đại phu" - nghĩa là được cùng vua bàn việc nước quan trọng). Có dịp tôi sẽ đăng bài về cụ sau.
    Còn ý của ST tôi nghĩ sau CM ta "đả đảo" phong kiến nên không nhắc tới công lao của các vị vua nhà Nguyễn mấy. Và ngày nay môn lịch sử thì không được dạy cẩn thận nên HS không nắm được để mà tự hào và nuôi dưỡng lòng yêu nước... Một lần nữa cảm ơn tất cả các cụ.

    Trả lờiXóa
  10. NHỮNG BỨC ẢNH TƯ LIỆU RẤT QUÝ CHO ĐỖ HƯNG PỐT MANG VỀ NHÀ NHA

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cảm ơn bạn đã qua thăm. Nếu bạn thích, xin mời cứ lấy tự nhiên.

      Xóa

*****************************************************
:)) w-) :-j :D ;) :p :-( :) :( :X =(( :-o :-/ :-* :| :-T :] x( o% b-( :-L @X =)) :-? :-h I-) :bh :8) :b) :-s :-r :O) :m)

* Click vào dòng Đăng ký qua email để nhận thông báo trả lời comment.
* DÙNG CÁC THẺ SAU ĐỂ ĐƯA VÀO COM:
- Ảnh : [img]Link hình ảnh URL[/img]
- Video: [youtube]Link Video[/youtube]
- Nhaccuatui: [nct]Link nhạc[/nct]
- Link : CLICK HERE
*******************************************************

Lên Trên! Xuống Dưới! - See more at: http://hieuvathuongdalat.blogspot.com/2014/10/button-len-tren-xuong-duoi-hien-voi.html#sthash.FxGNpEBy.dpuf