Thứ Sáu, 30 tháng 12, 2016

* Loài bồ câu đẹp kỳ lạ bậc nhất thế giới

Bạn đã bao giờ nghe về loài chim bồ câu Nicobar, một loài chim bồ câu tuyệt đẹp với bộ lông óng ánh rực rỡ như cầu vồng? Đây là những con chim có họ hàng gần nhất với loài chim Dodo, một loài chim không may đã tuyệt chủng. (Nguồn Bored Panda).


Bồ câu Nicobar, tên khoa học là Caloenas nicobarica, là một loài chim bồ câu kỳ lạ được tìm thấy tại các hòn đảo nhỏ và những vùng bờ biển tại quần đảo Nicobar, miền đông quần đảo Mã Lai và cả Solomon và Palau. Hiện Bồ câu Nicobar là thành viên duy nhất của chi Caloenas. (Nguồn Bored Panda).


Đây là loài bồ câu lớn, chiều dài đo được khoảng 40cm. Đầu có màu xám xanh, giống phần lông cổ trên. Đuôi rất ngắn, thuần trắng. Phần còn lại của bộ lông có màu xanh lục ánh kim xen kẽ những màu sắc rực rỡ như hồng, tím hồng, cam, xanh lá cây, xanh ngọc lục bảo. Đồng tử tối màu. (Nguồn Bored Panda).


Sở hữu bộ lông đặc biệt lộng lẫy, loài chim bồ câu tuyệt đẹp này khiến nhiều người có ý nghĩ rằng đây là loài chim đến từ thiên đường. (Nguồn Bored Panda).


Theo lý giải của các nhà khoa học, sở dĩ những con chim bồ câu Nicobar có màu sắc rực rỡ hơn hẳn những con bồ chim bồ câu thông thường là do vị trí địa lý nơi chúng sinh sống chủ yếu. (Nguồn Bored Panda).


Được tìm thấy sinh sống nhiều ở quần đảo Nicobar, một quần đảo nhỏ, nơi mà chúng không có nhiều kẻ thù tự nhiên, chim bồ câu Nicobar có thể thoải mái khoác lên mình bộ cánh bắt mắt mà không sợ bị phát hiện. (Nguồn Bored Panda).


Việc sống mà không cần che giấu, không cần ngụy trang khiến chim bồ câu Nicobar thỏa sức "ăn diện". (Nguồn Bored Panda).


Bộ lông đẹp tuyệt mỹ của chúng là một trong những bộ lông đẹp nhất trong vương quốc loài chim. (Nguồn Bored Panda).


Theo người dân địa phương thì mùa sinh sản của bồ câu Nicobar rơi vào khoảng thời gian xuân hè (tháng 4 - 5), chúng chỉ đẻ 1 trứng. Tổ làm đơn giản đặt trên các cành cây có tán rộng cách mặt đất 5 - 10m. (Nguồn Bored Panda).


Bồ câu Nicobar thích ăn các loại hạt, quả cây trong rừng. Chúng có thể sống đơn độc hoặc sống theo đàn, làm tổ tập đoàn trên cùng một cây. (Nguồn Bored Panda).
.

Bồ câu Nicobar còn được biết là thích kiếm ăn và làm tổ ở các khu rừng nơi vắng vẻ của các đảo nhỏ. Khi kiếm ăn chúng lượn xuống dưới đất, khi muốn nghỉ ngơi, bồ câu Nicobar bay về tổ. Chúng cũng được phát hiện là có ngủ trưa. (Nguồn Bored Panda).


Do ngoại hình đẹp nổi bật của mình, bồ câu Nicobar cũng bị săn bắt để làm chim cảnh. Hiện tại số lượng loài cũng còn rất ít, là loài động vật quý hiếm được bảo vệ trên toàn thế giới.

(Nguồn Bored Panda).

6 nhận xét:

  1. Tôi thấy CON NGƯỜI là đông vật cao cấp và bắt chước "siêu" nhất.
    Qua nhiều thế kỷ thấy con người thay đổi trang phục, kiểu tóc (thời trang)...Hiện nay bọn trẻ đua nhuộm tóc XANH, ĐỎ, CAM, VÀNG...tưởng là loài người sáng tạo,thông minh..
    Xem blog TH mới vỡ lẽ ra loài chim có nhiều màu sắc cực kỳ đẹp và người ta BẮT CHƯỚC mầu lông mấy con chim chứ không phải sáng tạo ra.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Phát hiện của cụ chắc phải được giải thưởng "Noen" đấy, cụ Nhất Lê à.

      Xóa
  2. Tôi chỉ thích loài bồ câu có bộ lông thuần khiết mầu trắng, trong số bồ câu nhiều mầu sắc này trông cũng đẹp mắt, nhưng có một số con nhìn nét mặt thấy dữ thế nào ấy.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cụ thấy nó dữ, có lẽ là vì cái mỏ của nó, chứ mắt 'bồ câu' của nó trông vẫn dễ thương mà.

      Xóa
  3. Giá trong nhà mình có một chú chim như vầy để ngắm chị nhỉ!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Có lẽ ngắm ảnh thôi ST à, ngắm chim thật phải chăm nom mệt lắm.

      Xóa

*****************************************************
:)) w-) :-j :D ;) :p :-( :) :( :X =(( :-o :-/ :-* :| :-T :] x( o% b-( :-L @X =)) :-? :-h I-) :bh :8) :b) :-s :-r :O) :m)

* Click vào dòng Đăng ký qua email để nhận thông báo trả lời comment.
* DÙNG CÁC THẺ SAU ĐỂ ĐƯA VÀO COM:
- Ảnh : [img]Link hình ảnh URL[/img]
- Video: [youtube]Link Video[/youtube]
- Nhaccuatui: [nct]Link nhạc[/nct]
- Link : CLICK HERE
*******************************************************

Lên Trên! Xuống Dưới! - See more at: http://hieuvathuongdalat.blogspot.com/2014/10/button-len-tren-xuong-duoi-hien-voi.html#sthash.FxGNpEBy.dpuf