Đế quốc của người chết ở Paris
Dưới những con phố của Paris – kinh đô ánh sáng của nước Pháp – là một thế giới bị bao phủ trong bóng tối và im lặng. Những đường hầm nhỏ hẹp, trần thấp và đâu cũng thấy cái chết.
Dưới những con phố của Paris – kinh đô ánh sáng của nước Pháp – là một thế giới bị bao phủ trong bóng tối và im lặng. Những đường hầm nhỏ hẹp, trần thấp và đâu cũng thấy cái chết.
Sọ người và xương người xếp dọc các bức tường tạo thành một cảnh tượng hãi hùng. Đó chính là Đế quốc của người chết – khu hầm mộ khổng lồ của Paris.
Một số người Paris bị một lực hấp dẫn nào đó kéo xuống đế quốc bí ẩn này, để phiêu lưu, để khám phá và thậm chí để thư giãn. Họ được gọi là cataphile và các hầm mộ chính là sân chơi của họ.
Đó là một nhóm tối mật. Chỉ những người dám tự mình lang thang dưới đó mới biết các lối vào khu hầm mộ, tất nhiên là vào một cách bất hợp pháp. Xâm nhập các khu vực hầm mộ không có phép bị coi là phạm pháp. Cảnh sát được giao nhiệm vụ tuần tra các đường hầm và bắt các cataphile nộp phạt tới 73 USD cho mỗi lần vi phạm.
Đối với những nhà thám hiểm như Loic Antoine-Gambeaud và bạn bè, bị cảnh sát tóm và bắt nộp phạt là rủi ro mà họ sẵn sàng chấp nhận để được khám phá. Antoine-Gambeaud nói: “Mọi người đều biết có gì đó dưới lòng Paris, có điều gì đó rất bí ẩn. Nhưng không nhiều người biết dù chỉ một chút ít về thế giới ngầm ở đây”.
Với những người muốn khám phá mà không muốn bị cảnh sát bắt, họ có thể xuống đường hầm theo lối vào dành cho khách du lịch ở quảng trường Place Denfert-Rochereau. Một du khách nói: “Tôi cho rằng mọi người đều tò mò về cái chết. Bạn sẽ có cảm giác lạ khi nhìn thấy toàn xương người chất đống. Cảm giác vừa điên rồ vừa phấn khích”.
Tuy nhiên, khám phá lịch sử Paris theo kiểu xếp hàng có trật tự như vậy không phải là cách của các cataphile. Dưới lòng đất cũng có những tấm biển chỉ tên đường phù hợp với tên đường bên trên và nhờ đó các cataphile có thể xác định phương hướng. Họ chỉ trang bị một chiếc đèn đội đầu, bản đồ tự vẽ để khám phá các đường hầm, các căn phòng cổ xưa, thậm chí ở lại dưới lòng đất nhiều ngày liền. Họ mở tiệc, uống rượu hay chỉ nghỉ ngơi trong cái yên lặng mà không nơi nào có được.
Các hầm mộ là “sản phẩm phụ” trong quá trình phát triển trước kia của Paris. Người ta đã đào sâu xuống dưới đất để lấy đá vôi xây Paris trên mặt đất. Tuy nhiên, các mỏ đá ngầm lại khiến nền đất Paris không vững chãi, nhiều con phố đã bị sập và chôn vùi trong lòng đất.
Người ta đã sửa chữa và gia cố các hầm này và đến tận ngày nay, các đường hầm và mỏ đá vẫn được giám sát vì lý do an toàn. Các mỏ đá đã chứng kiến nhiều cuộc chuyển mình trong lịch sử Paris. Trong suốt thời gian đó, có lúc nó trở thành nơi ẩn náu cho quân cách mạng, có lúc nó lại là trang trại trồng nấm.
Vào thế kỷ thứ 18, khu hầm mộ này được coi là đế quốc của người chết. Người chết ở Paris thường được chôn trong nghĩa trang và ở nhà thờ trong thành phố. Số người chết ngày càng tăng mà đất đai lại chật hẹp.
Do đó, từ những năm 1780, hài cốt người chết bị chuyển vào các khu mỏ đá này. Các đường hầm ngày nay có hài cốt của hơn 6 triệu người.
Hài cốt từ nghĩa trang này được chuyển về các mỏ đá.
Đối với các cataphile, cuộc sống giữa nơi ở của người chết lại gợi mở những điều mới mẻ cho họ. Antoine-Gambeaud nói: “Nó như một thay đổi trong cuộc sống. Bạn không phải giao tiếp xã hội với con người như khi bạn ở trên mặt đất. Bạn tự do sống theo cách mình thích”.
Thùy Dương
MỘT SỐ HÌNH ẢNH KHU HẦM MỘ
Một mê cung khổng lồ và ghê rợn làm từ xương người, có tuổi đời trên 2 thế kỷ. Các loại xương ống được xếp thành những bức tường nối tiếp nhau và cứ nửa mét lại có một lớp được xếp hoàn toàn bằng xương sọ.
Phía sau những bức tường cao bằng đầu người được sắp xếp ngăn nắp là hàng nghìn, hàng vạn bộ xương nằm ngổn ngang…
Hệ thống đường hầm này được tạo thành từ các hoạt động khai thác đá vôi để xây dựng Paris từ nhiều thế kỷ trước. Công việc mở rộng sửa chữa và tu bổ mạng lưới đã được thực hiện trong suốt chiều dài lịch sử. Các đường hầm này có tổng chiều dài khoảng 320km.
Tuy vậy, phải đến thế kỷ 18, các đường hầm mới trở thành nơi chứa xương người chết, như một giải pháp cho các nghĩa trang đã quá tải của thành phố.
Từ đầu những năm 1780, nhiều chuyến xe đã âm thầm chở hài cốt xuống hệ thống đường hầm. Theo ước tính, đây là nơi yên nghỉ của khoảng 6 triệu người chết.
Trong lịch sử tồn tại của mình, hầm mộ Paris không chỉ là nơi lưu giữ hài cốt. Nó đã bị biến thành nơi trú ẩn của bọn đạo tặc, buôn lậu và thầy tu.
Trong Chiến tranh thế giới II, quân đội kháng chiến ở Paris đã sử dụng những đường hầm này để náu mình trong những cuộc chiến dai dẳng với phát-xít trong thành phố.
Khi quân Đức chiếm đóng thủ đô Paris, chúng cũng tận dụng "đế chế của người chết" để làm hầm tránh bom.
Hiện tại, lối vào chính thức của hầm mộ này nằm tại lâu đài Denfert-Rochereau ở quận 14 của Paris. Đây là lối vào hợp pháp duy nhất dành cho du khách đến với “đế chế người chết” này và được coi là địa điểm không thể bỏ qua khi đến thăm thành phố.
Dù vậy, những gì du khách được chứng kiến chỉ là một phần rất nhỏ trong mạng lưới khổng lồ của hầm mộ xương người.
Chính quyền Paris cấm hoàn toàn việc người dân xâm phạm khu hầm mộ khi không có sự cho phép của các cơ quan có thẩm quyền. Tuy nhiên, nhiều lối đi bí mật xuống hầm mộ vẫn được những người ưa mạo hiểm truyền tai nhau. Những người này coi hầm mộ là một “thiên đường”, nơi họ có thể tổ chức tiệc rượu hay thư giãn trong không khí tĩnh lặng tuyệt đối và nhuốm màu ghê rợn của “cõi âm ti”.
Ở Paris có hẳn một bộ phận công an mang tên "Cataflics" thường xuyên đi kiểm tra khu hầm mộ dưới lòng đất. Họ đã từng dọn sạch một rạp chiếu phim dưới thế giới ngầm với đầy đủ ghế, màn hình chiếu phim và hệ thống âm thanh rất hiện đại. Dù vậy, hình phạt khoảng 73 USD cho kẻ xâm nhập dường như chưa đủ sức răn đe. Ngoài ra, lực lượng cảnh sát cũng không có khả năng bao quát được diện tích quá lớn của hầm mộ.
Để ngăn chặn những kẻ đột nhập, giới chức đã cảnh báo về những nguy hiểm bên trong hầm mộ như tình trạng thiếu ô xi, xuất hiện khí độc, nguy cơ lạc đường và biến thành… một trong những bộ xương của hầm mộ.Dù vậy, sức hút của hầm mộ Paris vẫn rất lớn, và sẽ còn rất nhiều người tìm cách khám phá khu nghĩa địa khổng lồ này bằng những cách thức bất hợp pháp.
Theo KIẾN THỨC
Theo KIẾN THỨC
Không ngờ trong lòng thành phố Paris lại là hầm mộ như thế!
Trả lờiXóaMình không hiểu sao những cái xương này nó không bị mục nát, chắc họ phải bảo quản tốt lắm. Hơn nữa, họ cứ giữ mãi như thế à? Không khí trong những đường hầm này không thể sạch. Cảm ơn Thanh Mai đã xem bài.
Trả lờiXóaEm chả thấy chỗ nào để vào com chị ạ!
XóaĐọc bài này em lại nhớ đến chuyện Những người khốn khổ ... có kể về đường cống ngầm trong lòng Pari nhưng không thấy nói tới những hầm mộ như thế này! Thật kỳ lạ chị nhỉ!
Cống ngầm của Paris đã vĩ đại, bây giờ lại đến hầm mộ. Thật là kinh ngạc. Họ xếp những cái đầu lâu và xương ống thế nào mà thành những bức tường vững chãi, trông như những tác phẩm nghệ thuật ấy Song Thu nhỉ. Giỏi thật.
XóaThật ngưỡng mộ cho người dân Pa ri chị gái nhỉ ?
Trả lờiXóaDành 1 nơi cho người chết thật ko dễ gì, em mà vào đấy chắc em sợ lắm, ko dám vào đâu
Chúc chị gái chiều thứ 3 an lành đón xuân sang nhé ! (~_~)
[img] http://img1.liveinternet.ru/images/attach/c/0//44/350/44350315_1_12.gif [/img]
Cảm ơn Bạch Dương đã dám vào xem hầm mộ và lại cho 1 ảnh mùa thu cực đẹp. Mình tặng bạn những bông hoa mùa Xuân tươi thắm này nhé:
Xóa[img]http://img1.funscrape.com/en/flowerswishes/499.jpg[/img]
Tết đến Xuân về làm chuyến du lịch xuống Đế quốc của người chết ở Paris cũng thú vị đấy , cụ Hoàn nhỉ ?
Trả lờiXóaThú vị lắm, cuối năm nên tôi đi thăm dò đây cụ ạ, kẻo đầu năm nhỡ xui xẻo. Chúc cụ đón Xuân vui nhưng chớ xao xuyến nhiều nhé.
Trả lờiXóa[img]http://img1.funscrape.com/en/goodmorningnew/121.gif[/img
Hãy tận hưởng những ngày xuân đi cụ ơi.
[img]http://img1.funscrape.com/en/goodmorningnew/121.gif[/img]
Trả lờiXóaHãy tận hưởng những ngày xuân đi các cụ ơi.