Thứ Tư, 31 tháng 7, 2013

* Bộ trưởng Tiến có phải là chính khách?

LTH: Đọc báo thấy bài cụ Vũ Mão (K5) trả lời phỏng vấn, tôi bê về để cụ nào quan tâm thì đọc và suy ngẫm xem nước ta có nhiều chính khách hay không.
***
Theo quan niệm thông thường, ở vị trí bộ trưởng có thể được coi là chính khách, nhưng bản thân mỗi người ở cương vị đó có xứng đáng hay được nhân dân suy tôn hay không lại là vấn đề khác.


LTS: Vừa qua, trước cách ứng xử của Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến trong sự việc ba cháu bé sơ sinh qua đời tại huyện Hướng Hóa (Quảng Trị), có ý kiến cho rằng, Bộ trưởng Tiến bỏ cơ hội trở thành chính khách.

Ngay sau đó, nhiều ý kiến tranh luận khác nhau về khái niệm “chính khách”. PV tiếp tục có cuộc trao đổi với ông Vũ Mão, nguyên chủ nhiệm VPQH, nguyên chủ nhiệm UB Đối ngoại của Quốc hội về vấn đề này.

Ông nhận xét gì về ý kiến Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến bỏ cơ hội trở thành chính khách, khi bà không đến thăm gia đình các nạn nhân bị tử vong sau tiêm ở Quảng Trị khi bà Tiến có chuyến công tác tại đây?


Tôi được biết, ý kiến này là của TS Nguyễn Sĩ Dũng, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội. Đó là ý kiến đúng, có hàm ý sâu xa. Tôi đồng tình và ủng hộ với ý kiến đó.

Tôi gặp anh Nguyễn Sỹ Dũng lần đầu năm 1985, tại Mat-xcơ-va, khi dự Đại hội liên hoan (Festival) thanh niên, sinh viên thế giới lần thứ 12. Anh Dũng lúc đó vừa nhận bằng Phó tiến sĩ giáo dục học và được chọn là đại biểu tham gia Đoàn Việt Nam.

Tôi đã nhìn thấy ở chiều sâu một cán bộ trẻ giàu trí tuệ và tâm huyết nên đã chọn Dũng làm thư ký cho mình. Hai mươi năm công tác ở Quốc hội cũng là hai mươi năm chúng tôi gắn bó với nhau, trong những buồn vui của sự nghiệp.

Theo ông, chính khách là gì?

Ở Việt Nam ta có những danh từ mang ý nghĩa tương tự: Chính khách - Nhà chính trị (gọi theo âm Hán Việt là Chính trị gia). Đó là những cách gọi khác nhau dành cho những người vừa có tầm tư duy vừa có tâm đức mà gánh vác công tác quản lý nhà nước, tham gia các hoạt động xã hội của đất nước.

Trong xã hội, công chúng rất biết cách chọn lọc và chỉ gọi là chính khách một cách thân thương và kính trọng đối với những ai, có cương vị xã hội, lại có tầm tư duy chiến lược và có tấm lòng, có tâm hồn trong sáng.

Có lẽ nhân dân không chấp nhận một chính khách tuy có cương vị công tác cao nhưng lại thiếu những yếu tố về tư duy và tấm lòng.

Do đó, chính khách không phải là người mang học vị cao, không phải là người được bầu mà là do sự suy tôn một cách tự nhiên trong xã hội. Sự suy tôn này không có bằng cấp hoặc giấy chứng nhận.

Như vậy, chính khách không phải là chức danh cụ thể, thưa ông?

Chính khách không phải chức danh cụ thể dành cho một ai đó, mà là những đóng góp của người làm chính trị được cộng đồng thừa nhận.

Xin nói thêm, để có thể trở thành chính khách, cuộc đời người làm quản lý phải có sự từng trải và có những thành tựu nhất định. Một nhà khoa học được đưa vào vị trí Bộ trưởng, họ có thể trở thành chính khách. Nhưng họ có thực sự trở thành chính khách hay không là tuỳ thuộc vào chính họ. Như trên tôi đã nói, người được gọi là chính khách là sự suy tôn, không có bằng cấp nào cả.


            Ông Vũ Mão, nguyên chủ nhiệm VPQH, nguyên chủ nhiệm UB Đối ngoại của Quốc hội.
Theo ông Vũ mão, chính khách không phải chức danh cụ thể dành cho một ai đó, mà được dựa trên những đóng góp của người làm chính trị được cộng đồng thừa nhận.

Thưa ông, ví dụ như Bộ trưởng Y tế, sao ông lại đồng tình rằng Bộ trưởng Tiến bỏ cơ hội trở thành chính khách?

Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến là một nhà khoa học, là Giáo sư - tiến sỹ, thầy thuốc nhân dân, từ Viện trưởng Viện Pasteur TP.Hồ Chí Minh, được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng, sau đấy được đề bạt vào cương vị Thứ trưởng rồi Bộ trưởng. Tôi đánh giá cao công tác quy hoạch, đào tạo cán bộ của Đảng, Nhà nước ta cũng như sự rèn luyện phấn đấu của chị Nguyễn Thị Kim Tiến.

Qua sự việc này và trước đây, trong phiên chất vấn tại kỳ họp của Quốc hội, dư luận của cử tri chưa hài lòng với nội dung và cách thức trả lời chất vấn của Bộ trưởng, cho thấy cần có sự cầu thị xem xét nghiêm túc để đáp ứng lòng tin cậy và mong muốn của nhân dân.

Tôi nghĩ rằng, Bộ trưởng còn trẻ, trước mắt còn nhiều cơ hội; nếu vượt lên được chính mình, thì chúng ta tin rằng chị Nguyễn Thị Kim Tiến sẽ được nhân dân yêu mến hơn và sẽ trở thành một chính khách tuyệt vời trong tương lai.

Theo ông ở Việt Nam quá trình đào tạo, sắp xếp cán bộ đã phù hợp chưa để họ trở thành chính khách và ảnh hưởng đến xã hội?

Đảng ta luôn coi trọng công tác quy hoạch, đào tạo, sắp xếp bố trí, đề bạt cán bộ ở tất cả các cấp. Đặc biệt là cán bộ cấp chiến lược. Có 3 mô hình bố trí nhân sự cấp cao: Giai đoạn 1955 -1965, coi trọng đề bạt cán bộ chính trị; Giai đoạn 1965 – 1985, coi trọng đề bạt cán bộ khoa học, kỹ thuật; Từ 1985 đến nay, có sự kết hợp hài hoà và cân đối các loại cán bộ trong công tác đề bạt.

Tuy nhiên, cách bố trí cán bộ trên cũng có những nhược điểm như: Không ít trường hợp đưa cán bộ khoa học, kỹ thuật vào các cương vị lãnh đạo vội vã, chưa qua thực tiễn, hiệu quả điều hành chưa cao, để lại nhiều lỗ hổng trong công tác quản lý.

Bên cạnh đó, đưa cán bộ lãnh đạo các địa phương về Trung ương đảm nhận ngay các cương vị lãnh đạo nhưng chưa có tư duy chiến lược ở tầm vĩ mô.

Đưa cán bộ có triển vọng ở Trung ương đi luân chuyển, về tham gia lãnh đạo các địa phương. Nhưng thời gian về địa phương quá ngắn, chưa đủ “độ ngấm” của thực tiễn. Hiện tượng này bị phê phán là “chuồn chuồn đạp nước”, đó là chưa kể tới có những người mang động cơ không trong sáng. Điều đó vừa làm khó cho địa phương và cũng không giúp ích nhiều cho cán bộ luân chuyển. Trong vấn đề này cũng đã phát sinh những tiêu cực từ các phía.

Còn những cán bộ lãnh đạo ở các địa phương chuyển về Trung ương làm công tác quản lý, họ có thế mạnh, hạn chế gì?

Những người này có kinh nghiệm về quản lý kinh tế - xã hội ở địa phương. Họ có những tư duy thực tiễn, bổ sung cho những cán bộ lãnh đạo ở trên Trung ương đã quá lâu. Họ làm việc có hiệu quả.

Nhược điểm của họ là chưa có đầy đủ tư duy và kinh nghiệm quản lý ở tầm vĩ mô. Mặt khác, cũng tương tự như các nhà khoa học, kỹ thuật, ở họ có một lỗ hổng rất lớn là thiếu kiến thức về lĩnh vực pháp lý. Chúng ta đang xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN, nhìn chung đội ngũ lãnh đạo của ta trong tất cả các lĩnh vực, kể cả ở cấp cao, còn thiếu rất nhiều kiến thức nền về phương diện pháp lý.

Theo ông, cần có giải pháp nào để các nhà quản lý của chúng ta thực sự là những chính khách?

Ở các nước theo chế độ đa Đảng, vì là đối lập nên sự cạnh tranh rất quyết liệt, luôn có sự kiểm tra giám sát lẫn nhau. Nước ta chỉ có một Đảng. Bài học của Liên Xô và Đông Âu vẫn còn đấy. Chúng ta cần xây dựng cơ chế “đặc thù”, khác với các nước Xã hội chủ nghĩa kiểu cũ. Cần hoàn thiện cơ chế để kiểm tra, giám sát quyền lực. Việc chủ trương cho phản biện xã hội là rất cần thiết và cần làm ngay. Gần đây tôi đề xuất có luật về Đảng, không ngoài mục đích làm cho Đảng ta trong sạch hơn, dân tin Đảng hơn.

Để đạt được yêu cầu ấy, đội ngũ cán bộ là quan trọng nhất. Những cán bộ cấp cao của Đảng, Nhà nước phải phấn đấu trở thành những chính khách đích thực.

Muốn vậy, mỗi người cần rèn luyện không ngừng, bỏ hết tham sân si, đạt tới tịnh độ; là công bộc của dân cần có được thánh tâm; khiêm tốn học hỏi, học thầy, học bạn, học trong đường đời. Một trong những căn bệnh cần khắc phục của chúng ta là “kiêu ngạo cộng sản”.

Cuối cùng, tôi muốn nói thêm, người ta không ai muốn nghe ý kiến trái chiều. Muốn trở thành chính khách thì hãy biết nghe những ý kiến trái chiều như một sự cảnh tỉnh. Muốn là chính khách thì đòi hỏi cao hơn nhiều so với nhà kỹ thuật, nhà chuyên môn.

Xin trân trọng cảm ơn ông!
Dương Tùng (thực hiện)


8 nhận xét:

  1. Em tem vàng nhà chị gái Tiến Hoàn (~_~)
    [img] http://www.picgifs.com/graphics/g/good-afternoon/graphics-good-afternoon-849572.gif [/img]

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cảm ơn TEM VÀNG nhé. BD lúc nào cũng nhanh nhẹn, nhiệt tình, đáng phục quá!
      [img]http://img1.funscrape.com/en/goodevening/10.gif[/img]

      Xóa
  2. Việc 3 trẻ sơ sinh mất vì tiêm chủng ở QT quê em, bà Kim Tiến ko đến thăm thì thật đáng trách, có phải bà phải đạp xe đạp đi đâu, có xe đưa đón đàng hoàng mà lại ko lên, nếu bà lên thì đã ko có chuyện báo chí phê phán bà phải ko chị gái ? Trong thời buổi nhạy cảm ko biết lúc đó bà nghĩ gì

    Mong các cháu trẻ sơ sinh an lạc nơi miền cổ tích
    Chúc chị chiều thứ 4 an lành chị nhé !

    Em tái bút tẹo, chị đăng bài chữ to lên cho dễ đọc chị gái nhé ! Em thích chữ to đọc mới đã hi hi
    [img] http://www.pictures88.com/p/good_afternoon/good_afternoon_014.gif [/img]

    Trả lờiXóa
  3. Cảm ơn BD. Chữ nhỏ quá à. Mình tưởng to rồi cơ đấy, mình sẽ sửa lại. Khi nào BD vào trang có chữ nhỏ thì hãy ấn nút CTR ở cuối bên trái bàn phím và để chuột vào trang đó rồi di chuyển nút giữa của chuột để điều chỉnh cỡ chữ cho dễ đọc nhé. Tuuy nhiên mình sẽ sửa theo ý kiến của BD. Chúc BD buổi chiều an lành nhé.
    [img]http://gifzona.ru/i/dv/06.gif[/img]

    Trả lờiXóa
  4. Dư luận chung là bất bình với bà Tiến. Nay đọc bài của chị, em lờ mờ hiểu tại sao bà ấy lại " thiếu tầm" như vậy. Tuy nhiên nếu còn có tâm, hy vọng với tư cách nhà KH, bà ấy sẽ dần trưởng thành lên trong chính trường!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Mình nghĩ khi trả lời phỏng vấn các vị ấy không muốn nói nặng mà còn nói nhẹ cho bà T đỡ bẽ mặt thôi. Mình nghĩ, người như bà ấy với cách xử sự như vậy thì biết là cái tâm ra sao rồi. Khó mà sửa đổi ST ạ.

      Xóa
  5. Mình không hề ngạc nhiên về mọi điều đã xẩy ra với bà Kim Tiến từ khi bà ấy là lên chức Bộ Trưởng. Bởi vì mình đã quá biết về bà này. Bà vốn là viện trưởng viện Paster TP HCM, nơi cô em gái con bà Dì của mình làm việc. Bà ấy lên chức Bộ trưởng thì em mình lên thay chức của bà ta ở viện, còn trước đây thì đã chịu mọi khổ cực vì sự chèn ép, gây khó khăn và bầy ra nhiều trò để tranh công đổ lỗi. Bọn trẻ bây giờ rất giỏi chúng được học hành tử tế nên có nhiều đề tài NC có giá trị. Một người lãnh đạo có Tâm và có Tầm thì sẽ biết cách phát huy những điểm mạnh này. Còn bà Tiến thì không. Mình cũng không biết tại sao bà lại được chọn để làm Bộ Trưởng bộ Y tế. Hay là không còn ai hơn bà trong nhành Y .

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Mình không nghĩ rằng ngành y không còn ai hơn bà T. Việc thăng quan tiến chức ở ta lâu nay ai chả biết có tiền mua tiên cũng được, cho nên có phải tất cả những quan chức của VN đều là người có tài, có đức đâu. Cảm ơn Ánh đã cho biết thêm về bà KT.

      Xóa

*****************************************************
:)) w-) :-j :D ;) :p :-( :) :( :X =(( :-o :-/ :-* :| :-T :] x( o% b-( :-L @X =)) :-? :-h I-) :bh :8) :b) :-s :-r :O) :m)

* Click vào dòng Đăng ký qua email để nhận thông báo trả lời comment.
* DÙNG CÁC THẺ SAU ĐỂ ĐƯA VÀO COM:
- Ảnh : [img]Link hình ảnh URL[/img]
- Video: [youtube]Link Video[/youtube]
- Nhaccuatui: [nct]Link nhạc[/nct]
- Link : CLICK HERE
*******************************************************

Lên Trên! Xuống Dưới! - See more at: http://hieuvathuongdalat.blogspot.com/2014/10/button-len-tren-xuong-duoi-hien-voi.html#sthash.FxGNpEBy.dpuf