16 điều liên quan với việc uống nước.
Không nên coi thường việc uống nước. Nhiều điều dù đã biết vẫn nên nhắc lại để không chủ quan. Cụ thể là những quan niệm sai lầm khi uống nước có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe mà ta cần tránh.
NHỮNG ĐIỀU NÊN BIẾT:
1. Không uống nước đun đi đun lại nhiều lần: Nước đun đi đun lại nhiều lần sẽ làm cho nồng độ nitrat và các kim loại nặng trong nước tăng lên, khi vào cơ thể sẽ làm cho tim đập nhanh, khó thở...
2. Không phải lúc nào cũng cần uống 8 ly nước mỗi ngày: Lượng nước cần thiết đối với mỗi người khác nhau. Lượng nước cơ thể cơ thể cần phụ thuộc vào kích thước và trọng lượng của mỗi người. Bạn cũng nên trừ hao lượng nước từ các loại thực phẩm giàu nước và trái cây, dù chúng không thể thay thế nước hoàn toàn.
3. Không đợi khát mới uống nước: Theo PGS. TS. Nguyễn Xuân Ninh, Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia: 'Khi tiêu thụ một lượng nước lớn trong thời gian ngắn mà không bổ sung các chất điện giải sẽ gây nên ngộ độc nước'. Thiếu nước trong thời gian dài khiến cơ thể mệt mỏi, kiệt sức và có nguy cơ mắc bệnh về tim mạch.
4. Không phải cứ uống càng nhiều nước là càng tốt: Tình trạng dư thừa nước tự do trong cơ thể sẽ gây ra rối loạn các chất điện giải trong máu. Nồng độ các thành phần điện giải này trong máu có thể thấp do bị nước pha loãng, ảnh hưởng đến các tế bào và hoạt động của tế bào trong cơ thể, đặc biệt là tế bào não.
5. Không uống nước ngay lúc vừa đun sôi: Đây là thói quen xấu làm tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư rất nguy hiểm do lúc này chất clo dùng để khử trùng nước sẽ kết hợp với các hợp chất hữu cơ có sẵn trong nước tạo nên hợp chất gây ung thư như halogen hóa hydrocacbon, cloroform cực kỳ nguy hiểm.
6. Nên uống nước trước khi đi ngủ: Uống một lượng nước nhỏ trước khi ngủ có tác dụng làm nhuận đường hô hấp, máu tuần hoàn tốt hơn từ đó khiến bạn ngủ ngon hơn, mặt khác khi bạn ngủ cơ thể sẽ rất dễ bị mất nước khiến các hệ cơ quan hoạt động uể oải, thiếu nhịp nhàng về lâu dài có hại cho sức khỏe.
7. Không uống nước ngọt thay nước lọc: Trong nước ngọt có nhiều hóa chất khiến cơ thể hồi hộp, tim đập nhanh, tạo cảm giác phấn chấn giả và sau đó bạn cảm thấy mệt mỏi hơn. Ngoài ra, hầu hết nước ngọt có gas có thể làm cho bạn bị đầy hơi, khó tiêu, hấp thu dưỡng chất kém, lượng đường lớn còn gia tăng khả năng béo phì, bệnh tiểu đường.
8. Nên uống nước ngay sau khi ngủ dậy: Cơ thể bạn trải qua một đêm dài không được cung cấp nước trong khi hoạt động của các hệ cơ quan vẫn diễn ra bình thường. Chất thải trong cơ thể đang cần được rửa sạch. Uống nước ngay sau khi ngủ dậy không chỉ có tác dụng cung cấp nước mà còn giúp cơ thể bạn giải độc một cách hiệu quả.
9. Không uống nhiều nước sau khi vận động: Uống nước ngay sau khi tập thể dục hoặc chơi thể thao sẽ tạo áp lực cho tim và ảnh hưởng đến các bộ phận khác của cơ thể. Do đó, hãy nghỉ ngơi một chút rồi uống nước để bù đắp lượng nước đã mất qua mồ hôi.
10. Không uống nước trong lúc ăn: Hệ tiêu hóa sẽ bị 'đe dọa', nhất là hoạt động của dạ dày nếu bạn có thói quen uống nước trong lúc ăn. Vì theo các nhà khoa học, nước sẽ pha loãng các dịch vị được tiết ra để tiêu hóa thức ăn. Đồng thời làm tăng lượng insulin trong cơ thể và tích tụ chất béo.
11. Không uống nước quá lạnh: Làm giảm hoạt động của các tuyến tiết dịch, dẫn đến tình trạng khô, rát họng, viêm họng. Ngoài ra còn làm các vi mạch máu trong dạ dày bị co thắt đột ngột, làm giảm chức năng tiêu hóa. Dẫn đến các bệnh như đau bụng, tiêu chảy.
12. Không uống nước trong chai nhựa: Chai nhựa được làm từ polyester có thể gây hại cho cơ thể khi gặp nhiệt độ cao nếu như chúng không được sản xuất đúng theo quy chuẩn.
13. Không uống nước để lâu: Nước để lâu thường là nước đóng chai bán sẵn. Tuy nhiên, không phải hãng sản xuất nước đóng chai nào cũng đảm bảo được về độ an toàn. Cho dù có được quảng cáo là đã tiệt trùng thì lượng vi khuẩn trong nước cũng sẽ vẫn còn, và một thời gian sẽ sinh sôi.
14. Không uống lâu dài nước đã được lọc sạch : Mặc dù các loại nước này đã được loại bỏ tạp chất, nhưng cũng lấy đi nhiều nguyên tố vi lượng cần thiết cho cơ thể. Uống nhiều bạn sẽ thiếu canxi, môi trường kiềm và axit trong cơ thể mất cân bằng, giảm sức đề kháng, lão hóa nhanh.
15. Cần uống nước ngay sau khi ăn quá mặn: Ăn quá mặn có thể làm tăng huyết áp, sưng miệng, giảm cảm giác thèm ăn… Vì vậy sau khi ăn đồ ăn mặn điều cần làm trước tiên là phải uống nước lọc.
16. Không nhầm lẫn giữa việc ăn và uống: Mặc dù các loại thức ăn chứa nhiều nước có thể bổ sung nước cho cơ thể nhưng chúng không thể thay thế nước hoàn toàn. Bạn cần uống nước ngay cả khi đã ăn nhiều loại trái cây, thực phẩm nhiều nước.
- 2 cốc nước lúc ngủ dậy – giúp các bộ phận cơ thể hoạt động tốt
- 1 cốc nước 30 phút trước khi ăn – giúp tiêu hóa tốt
- 1 cốc nước trước khi tắm – giúp giảm huyết áp
- 1 cốc nước trước khi đi ngủ - tránh cơn đau tim, đồng thời giúp tránh chuột rút chân khi ngủ.
LƯU Ý THÊM
LỜI KHUYÊN CỦA BÁC SĨ :
Uống:
- 2 cốc nước lúc ngủ dậy – giúp các bộ phận cơ thể hoạt động tốt
- 1 cốc nước 30 phút trước khi ăn – giúp tiêu hóa tốt
- 1 cốc nước trước khi tắm – giúp giảm huyết áp
- 1 cốc nước trước khi đi ngủ - tránh cơn đau tim, đồng thời giúp tránh chuột rút chân khi ngủ.
điều số 8 " KHÔNG UỐNG NƯỚC KHI NGỦ DẬY" nhưng nội dung cụ viết là cần uống nước ngay. Tôi cũng nghe nói là ngủ dậy cần uống nước ngay cho máu bớt bị đặc. Thật là nghề uống cũng lắm công phu! chúc cụ ăn ngon uống đẹp!
Trả lờiXóaCảm ơn bạn đã góp ý, nhưng cụ hiểu sai tôi rồi, tôi viết đúng nhưng diễn đạt hơi khó hiểu, tôi sẽ sửa. Nhưng nói để cụ rõ, ở đây tôi nói là phải Tránh việc : không uống nước khi ngủ dậy. nghĩa là phải uống nước khi ngủ dậy. Rất vui được cụ chia sẻ.
XóaViệc uống nước rất bình thường nên nhiều người không quan tâm tỉ mỉ đến thế.Cảm ơn bạn đã đưa một thông tin thiết thực trong cuộc sống hàng ngày.
Trả lờiXóaCảm ơn Minh Gường đã sang chia sẻ.
XóaEm hay uống nước hoặc pha trà, cà phê khi vừa đun xong. Bây giờ em mới biết là không nên chị ạ!
Trả lờiXóaSau khi pha trà hay cà phê rồi mới uống chắc cũng không phải là vừa đun xong nên không sao đâu, cụ thể là ST vẫn khỏe mà.
Xóa