1- Bà Nhu đã nói chuyện với chồng bà, ông Ngô Đình Nhu, bào đệ của Tổng thống miền Nam Việt Nam Ngô Đình Diệm, lần cuối cùng vào ngày 27 Tháng Mười năm 1963. Từ khi bà ra khỏi nước, cứ cách vài ngày họ lại nói chuyện với nhau, lúc đầu ở Âu Châu và rồi ở Hoa Kỳ. Đó là một cuộc hành trình dài.
Bà Nhu và cô con gái Lệ Thủy, 18 tuổi, đã rời Sài Gòn sáu tuần trước đó, và nay là lúc để trở về. Họ dự định bay từ California về Việt Nam, qúa cảnh ở Nhật Bản. Ông Nhu sẽ gặp họ ở Nhật rồi tháp tùng cùng họ chặng đường còn lại, và Bà Nhu đang cố gắng xác định lại cái lộ trình qua một cuộc điện đàm đường dài nối bà từ San Francisco về Sài Gòn.
Bà Nhu và cô con gái Lệ Thủy, 18 tuổi, đã rời Sài Gòn sáu tuần trước đó, và nay là lúc để trở về. Họ dự định bay từ California về Việt Nam, qúa cảnh ở Nhật Bản. Ông Nhu sẽ gặp họ ở Nhật rồi tháp tùng cùng họ chặng đường còn lại, và Bà Nhu đang cố gắng xác định lại cái lộ trình qua một cuộc điện đàm đường dài nối bà từ San Francisco về Sài Gòn.
Cái tệ hại nhất là bà đã không thể bảo vệ các con của bà. Cậu Trác 15 tuổi, Quỳnh 11 và bé Lệ Quyên chỉ mới 4. Sau này chúng đã kể lại cho người mẹ câu chuyện thật thương tâm. Khi cuộc đảo chánh bắt đầu, chúng vẫn còn ở trên Đà Lạt. Ở trên đó, chung quanh là những quân nhân, chúng chẳng biết tin ai. Các đứa trẻ chạy trốn vào rừng phía sau nhà và đã trải qua một đêm trong mưa lạnh. Chúng đi bộ cả ngày hôm sau tới một làng trên núi xin một ít cơm với chút thịt xay. Rồi chúng chờ đợi.
Anh em họ Ngô chạy vào Chợ Lớn, khu vực người Hoa ở Saigon. Một số người nói họ sử dụng một cái đường hầm dưới ‘basement’ ở trong dinh để thoát trốn đi. Một số khác lại nói, một chiếc xe Citroen màu đen đã ngừng lại trước cổng dinh, và cả hai anh em, đều mặc bộ veston xám đậm, đã bước ra và leo lên. Dù bằng cách nào, họ cũng đã đào tẩu. Phải mất hàng giờ sau lực lượng đảo chánh mới nhận ra họ đang tấn công vào một cái dinh trống không. Lúc đó anh em ông Diệm đang trốn trong nhà một thương gia (người Hoa) tên là Mã Tuyên.
Đến trước bình minh ngày 1 tháng 11, 1963, cuộc bao vây cuối cùng vào dinh đã bắt đầu. Biệt động quân của QLVNCH di chuyển theo đội hình theo sau một đoàn xe tăng. Họ chĩa nòng súng hướng về phía dinh và bắt đầu khai hỏa. Họ đã không tốn nhiều thời gian sau khi cuộc tấn công trực diện chọc thủng một lỗ tường. Một lá cờ trắng sau cùng đã xuất hiện trên tầng lầu thứ nhất ở góc phía tây nam của dinh, ra dấu cho những người lính khác và những thường dân biết rằng mọi sự đã xong. Đó cũng là lúc dinh bị mọi người vào hôi của.
Một đoàn người tràn vào sân và đi lên lầu. Những tấm màn cửa bằng lụa treo bị rách tơi tả, và những tấm gương, đèn, và vật trang trí trong dinh có từ thời Pháp thuộc đã nằm vỡ vụn trên sàn nhà. Các anh biệt động quân, các binh lính và phóng viên đã phải bước qua những đống đổ nát. Họ thấy những chai rượu whiskey của Nhu và, ở dưới bàn viết của ông một cuốn sách mà ông còn đang đọc dang dở: Bắn cho Chết (Shoot to Kill) của Richard Miers, một cuốn hồi ký về sự chiến đấu chống cộng sản thành công ở Mã Lai. Và trong khi người ta khám phá ra ông Diệm thích đọc những truyện phiêu lưu về Miền Tây Nước Mỹ, các chàng trai đầu tiên đã háo hức dừng lại ở những chiếc áo lụa của bà Nhu nhìn thấy cuốn sách có bìa màu nâu trong ngăn kéo của bà. Cuốn nhật ký của bà cuối cùng đã được tìm thấy, được cất kín trong nhiều thập niên như một món đồ trang sức và kỷ niệm.
Anh em (ông Diệm) biết rằng thế là đã hết, nên họ đã không cố gắng trốn lâu hơn nữa. Họ di chuyển từ nhà của Mã Tuyên tới một địa điểm khác ở Chợ Lớn, ngôi nhà thờ có tường màu vàng và trắng St. Francis Xavier. Ông Diệm gọi điện thoại cho bộ chỉ huy quân đội và yêu cầu được tiếp xúc với các tướng lãnh để sắp đặt sự đầu hàng của ông. Binh sĩ đã được gởi đến ngay sau đó. Các sĩ quan đi đến phía trước nhà thờ và chào người đã từng là tổng thống của họ trong chín năm. Rồi họ dẫn ông và người em ra và xô họ vào phía sau của một chiếc xe tải nhỏ có che bạt ở hai bên. Sau đó, không ai biết khi nào, cả hai anh em được chuyển qua một chiếc xe bọc thép. Họ đã không còn sống để ra khỏi chiếc xe đó.
Bà Nhu đã chết trân trong sự lộng lẫy im ắng của Beverly Wilshire, nhưng vẫn cố công tìm cách để đem các con bà ra khỏi Nam Việt Nam. Bà gọi cho Marguerite Higgins, một ký gỉa mà bà đã gặp ở Saigon và đã trở thành một người bạn của bà. Bà Nhu thổn thức hỏi: “Bạn có thực sự tin rằng họ (Diệm và Nhu) đã chết không? Họ có giết các con tôi nữa không?” Higgins cho biết sẽ giúp bà bằng cách gọi cho những người quen biết của bà ở Bộ Ngoại Giao ở Hoa Thịnh Đốn.
Bà Nhu thỉnh cầu: “Làm ơn nhanh lên. Nhanh lên!”
Higgins gọi cho Roger Hilsman, cố vấn thân cận của Tổng Thống Kennedy và là phụ tá ngoại trưởng đặc trách về Viễn Đông sự vụ, vào lúc 2 giờ sáng.
Bà chúc mừng ông: “Chúc mừng, Roger. Ông cảm thấy thế nào khi bàn tay ông dính máu.”
“Ồ, hãy bình tĩnh nào”, Hilsman trả lời, “Cách mạng còn sơ khai. Mọi người đều bị tổn thương.” Tuy nhiên tiếng nói của Higgins trên điện thoại vào lúc nửa đêm yêu cầu về những đứa con của bà Nhu đã là một sự lưu ý đáng kinh ngạc về quyền lực của báo chí. Phản ứng đầu tiên của Hilsman đã thay đổi một cách mau lẹ khi ông nhận ra rằng Hoa Kỳ không thể đứng bên lề và để chuyện gì đó xấu xa xảy ra cho mấy đứa trẻ, không cần biết cha mẹ chúng là ai. Hilsman đã cam kết với bà và hứa sẽ đưa chúng đến một nơi an toàn. Chỉ trong vòng ba ngày, mấy đứa trẻ đã thoát khỏi sự nguy hại đi tới Rome.
Đối với những người Mỹ, mọi sự đã có một khởi đầu xấu. Tin tức chính thức nói rằng, anh em ông Diệm tự sát, đã bị loại bỏ khi có hai tấm ảnh tiết lộ cho thấy ông Diệm bị bắn xuyên qua đầu và thi thể ông Nhu có đầy dấu lưỡi lê trên 20 dấu. Một bức ảnh cho thấy cả hai thân xác nằm trên vũng máu trong chiếc xe APC, tay họ bị trói ra đằng sau lưng. Một tấm ảnh khác cho thấy thi thể đầy máu của ông Diệm trên một tấm băng ca với một binh sĩ đang mỉm cười nhìn vào máy ảnh.
Cuốn Hồ Sơ Ngũ Giác Đài (Pentagon Papers), nói về lịch sử chính phủ Hoa Kỳ dính líu về quân sự và chính trị ở Việt Nam, đã kết luận về cuộc đảo chánh năm 1963 rằng, “Chín năm cầm quyền của Diệm đã đi đến một kết cuộc đẫm máu, sự đồng lõa của chúng ta trong sự lật đổ ông đã làm tăng thêm trách nhiệm của chúng ta và sự dính líu của chúng ta trong một nước Việt Nam đã không có người lãnh đạo cần thiết.” Các tướng lãnh đứng sau cuộc đảo chánh bắt đầu sắp xếp một chính phủ dân sự. Tướng Big Minh trở thành tổng thống, và sau khi trì hoãn một khoảng thời gian thích hợp, chính phủ Hoa Kỳ đã công nhận chính phủ mới ở Nam Việt Nam vào ngày 8 tháng 11.
4- Toàn bộ các cuốn sách đã nghiên cứu mức độ Hoa Kỳ chịu trách nhiệm trực tiếp về cuộc đảo chánh và, xa hơn, về cái chết anh em họ Ngô. Ít người đã nói một cách ngắn gọn hơn là Tổng Thống Lyndon Johnson, khi ông càu nhàu trong một cuộc điện đàm với thượng nghị sĩ Eugene McCathy ngày 1 tháng 2, 1966: “Chúng ta đã giết ông ấy (Diệm). Tất cả chúng ta đã cùng làm và sử dụng một đám côn đồ khốn kiếp (a goddamn bunch of thugs) và chúng ta đã đến và ám sát ông ấy. Bây giờ, chúng ta thực sự không có sự ổn định chính trị kể từ đó.” Cựu Giám Đốc CIA William Colby đã nói: “Việc lật đổ ông Diệm là một lỗi lầm tệ hại nhất mà chúng ta đã làm.” Nếu Hoa Kỳ duy trì sự ủng hộ dành cho Diệm, và nếu ông ấy không bị giết, Colby tin tưởng, người Mỹ “có thể đã tránh được hầu hết phần còn lại của cuộc chiến, một địa ngục đáng ghi nhớ.”
Qua tất cả mọi chuyện, Tổng Thống Kennedy bị phiền nhiễu một cách sâu xa bởi cái chết của anh em họ Ngô. Trong phòng nội các của Tòa Bạch Ốc, Tướng Taylor nhớ lại rằng “Kennedy vội vã ra khỏi phòng với một cái nhìn thảng thốt và kinh hoàng trên nét mặt mà tôi chưa từng thấy bao giờ.” Nhân viên CIA Colby đã xác nhận cái phản ứng đó, nói rằng tổng thống đã “tái mặt bước ra khỏi phòng để tự trấn tĩnh.” Nhưng những người khác thì tự hỏi làm sao tổng thống lại bị kinh ngạc đến thế.
Red Faye, một người bạn của Kennedy nhớ lại, tổng thống không chỉ tự trách mình về cái chết của ông Diệm và ông Nhu. Ông còn đổ tội cho Bà Nhu. “Con mụ chó chết đó (That goddamn bitch). Bà ta phải chịu trách nhiệm về cái chết của con người tử tế đó (Diệm). Anh biết đó, thật là hoàn toàn không cần thiết để con người tử tế đó chết bởi vì mụ chó chết đó cứ chĩa mũi vào và khuấy động toàn bộ tình hình ở đó.”
Vào một ngày sau cuộc đảo chánh, Tổng Thống Kennedy đã đọc một bản ghi nhớ cho hồ sơ của ông. Ông gọi cái chết của Diệm và Nhu là “đặc biệt đáng ghét” và chịu trách nhiệm về việc đã “thúc đẩy Lodge làm theo một đề nghị mà ông có vẻ đã ngả theo.” Những ý tưởng của tổng thống về việc ám sát ở Saigon sau đó đã bị gián đoạn trong chốc lát bởi cậu bé John Jr. 3 tuổi và cô bé Caroline 6 tuổi đã chạy vào văn phòng ông la hét đùa giỡn với ông. Đằng sau những cuốn băng thu âm đã nhàu nát, các bạn có thể nghe thấy những tiếng nói bé nhỏ “Hello” thu vào trong máy thâu âm của Kennedy. Một lát sau đó người cha của chúng hỏi các đứa trẻ về sự đổi thay mùa. Tại sao các lá cây màu xanh? Làm sao lại có tuyết trên mặt đất? Sự đối thoại tất cả còn xúc động hơn khi các bạn nhớ lại rằng những đứa trẻ này sẽ chẳng bao giờ nhìn thấy sự thay đổi mùa cùng với cha chúng một lần nào nữa.
Kennedy đã bị ám sát chỉ ba tuần sau.
TOÀN NHƯ
Cựu SVSQ khóa 1 Học Viện CSQG
(Dịch theo “Assaasination, Coup and Madame Nhu”, Vietnam Magazine, Dec. 2013).
[IMG]http://4.bp.blogspot.com/-kfx5KuUeWaQ/UsLEIfgjDDI/AAAAAAAAHP8/eHNEcJRZkrU/s640/H3_A.JPG[/IMG]
Trả lờiXóa