Chủ Nhật, 13 tháng 12, 2015

* 4 lý do nên hạn chế sử dụng lò vi sóng

Lò vi sóng được sử dụng rộng rãi bởi sự tiện lợi và tính năng của nó. Tuy nhiên, có một số lý do khiến bạn phải cân nhắc và nên hạn chế sử dụng lò vi sóng.


1. Năng lượng điện từ

Lò vi sóng là một dạng của năng lượng điện từ, giống như sóng ánh sáng hoặc sóng radio. Đó là loại sóng rất ngắn của năng lượng điện từ và di chuyển với tốc độ ánh sáng (186.282 dặm mỗi giây).

Khi hoạt động, lò vi sóng tạo ra các magnetron, được nước, chất béo, đường và các chất hữu cơ khác hấp thụ. Các phân tử thức ăn đó thường ở dạng lưỡng cực điện (có 1 đầu tích điện âm và đầu kia tích điện dương).

Những lưỡng cực điện này ở thực phẩm có xu hướng quay sao cho nằm song song với chiều điện trường ngoài. Tất cả các vận động này tạo ra ma sát phân tử và làm nóng thực phẩm.

Trong quá trình ma sát phân tử cũng gây thiệt hại đáng kể cho các phân tử xung quanh, chúng thường bị xé nát hoặc biến dạng. Nấu ăn bằng sóng viba có thể phá hủy và thay đổi cấu trúc phân tử của thực phẩm do quá trình bức xạ.

2. Gây độc hại từ thực phẩm đóng gói

Khi cho thức ăn được đóng gói trong bao bì làm bằng nhựa, giấy bóng kính, các tông và xốp vào lò vi sóng có thể gây ra độc tố có hại cho cơ thể, thậm chí gây ung thư như adipate, phthalate, benzophenone… các chất độc này (có trong mực in nhãn mác, chất dẻo…) thấm vào thức ăn trong quá trình đun nấu.

Vì hầu hết các bao bì này không bị tan chảy hoặc bị nóng lên trong quá trình sử dụng lò nên người tiêu dùng có quan niệm sai lầm rằng chúng không gây độc tố. Các độc tố kể trên có thể gây ra sự mất cân bằng nội tiết tố, làm giảm số lượng tinh trùng và các loại ung thư khác nhau.

Đặc biệt không dung lò vi sóng để nấu các loại thịt hun khói hoặc ướp gia vị vì những thực phẩm này chứa rất nhiều nitrit, khi nấu bằng vi sóng sẽ sản sinh ra các nitrosamine là chất gây ung thư rất mạnh.

3. Điện từ trường (EMF) và bức xạ

Có nhiều nghiên cứu liên quan đến EMFs (trường điện từ) được tạo ra bởi các thiết bị điện gia dụng trong đó có lò vi sóng. Tiến sĩ David Carpenter-trường Đại học Y tế công cộng, New York, Mỹ tin rằng 30% nguyên nhân của tất cả các bệnh ung thư thời thơ ấu là do tiếp xúc với EMFs.

Gauss meter là một dụng cụ để đo EMFs. Trong quá trình nghiên cứu, David đo được độ rò rỉ EMFs khi sử dụng lò vi sóng và đã phát hiện lên đến sáu feet. Vì vậy, để an toàn, tốt nhất là đứng tránh xa lò vi sóng khi nó đang chạy.

4. Các hợp chất mới hình thành trong cơ thể của bạn

Bên cạnh việc mất chất dinh dưỡng, lò vi sóng còn sản sinh các hợp chất mới (hợp chất radiolytic) chưa được con người và thiên nhiên biết đến. Dù chưa hiểu và biết chính xác về các hợp chất này trong cơ thể con người sẽ thế nào, nhưng bạn có thực sự muốn các hợp chất trong thực phẩm của bạn bị thay đổi? Hãy tự tìm hiểu và thông tin cho mọi người.


8 nhận xét:

  1. Khoa học phăt triển, nhiều thiết bị, phương sinh hoạt đời sống của con người được cải thiện, tuy nhiên mỗi một ngày lại phát hiện những tính chất gây hại cho con người thông qua các thiết bị. Đúng là bây giờ không biết thứ gì tốt, bổ ích, khi biết mặt trái của thiết bị ,thì ta đã dùng nó quá lâu, hại mà không biết.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chắc là phải chấp nhận vì không thể không dùng, chỉ nên lưu ý và cẩn thận hơn, giữ gìn một chút thôi chứ không tránh hét được đâu bạn nhỉ.

      Xóa
  2. Đừng bao giờ để thực phẩm ở trong bịch nilon hay hộp xốp quay trong lò vi sóng, các bạn hãy để vào các dụng cụ bằng xứ hay thủy tinh chịu nhiệt là tốt nhất. Chỉ có thể hạn chế và cẩn thận chứ không thể nào không dùng lò vi sóng được.

    Trả lờiXóa
  3. cám ơn chị thông tin, lâu nay cứ ngở lò vi sóng là tiện và an toàn nhất. chúc chị mùa giáng sinh thật ấm áp an bình.

    Trả lờiXóa
  4. Thông tin của bạn Tiến Hoàn bổ ích va để cho chúng ta chọn lọc phương pháp hâm nóng thực phẩm sao cho vừa tận dụng tiện ích vừa dảm bớt ảnh hưởng xấu.
    Tôi vẫn quan niệm khi hâm nóng thực phẩm ít hoặc không chất bép thì bình thuòng, như hâm nước H20 để uông, hâm canh , thit cá kho v v và lưu ý là làm nóng đến -80 - 90 độ để ăn ngay. Không để quá lâu đến bốc khói.
    Với suy luận như vậy dùng lò vi sóng có thể phục vụ cho tiện ích cần thiết đấy!

    Trả lờiXóa
  5. Và cùng với ý kiến của Đặng Hồng Phương là chỉ hâm nóng thức ăn trong dụng cụ sứ không có nét vẽ kim loại, bằng thuỷ tinh, thố sành là an toàn! 😀

    Trả lờiXóa

*****************************************************
:)) w-) :-j :D ;) :p :-( :) :( :X =(( :-o :-/ :-* :| :-T :] x( o% b-( :-L @X =)) :-? :-h I-) :bh :8) :b) :-s :-r :O) :m)

* Click vào dòng Đăng ký qua email để nhận thông báo trả lời comment.
* DÙNG CÁC THẺ SAU ĐỂ ĐƯA VÀO COM:
- Ảnh : [img]Link hình ảnh URL[/img]
- Video: [youtube]Link Video[/youtube]
- Nhaccuatui: [nct]Link nhạc[/nct]
- Link : CLICK HERE
*******************************************************

Lên Trên! Xuống Dưới! - See more at: http://hieuvathuongdalat.blogspot.com/2014/10/button-len-tren-xuong-duoi-hien-voi.html#sthash.FxGNpEBy.dpuf