- Trong vụ cướp nhà băng được cho là ở Quảng Châu - Trung Quốc, một tên cướp hét lên: "Tất cả đứng im, nên nhớ tiền thuộc về Nhà nước, còn mạng sống thuộc về các người". Mọi người trong ngân hàng nghe xong liền im lặng nằm xuống.
Điều này được gọi là: "Cách thức khai tâm - Thay đổi những suy nghĩ theo lối mòn".
- Có cô nhân viên nằm trên bàn trong tư thế khêu gợi, một tên cướp hét lên: "Làm ơn cư xử văn minh, chúng tôi là cướp chứ không phải những kẻ hiếp dâm!"
Điều này được gọi là: "Hành xử chuyên nghiệp - Chỉ tập trung vào công việc mà bạn được huấn luyện!"
- Khi tên cướp quay lại, một tên cướp trẻ hơn (có bằng MBA) nói với tên cướp già hơn (kẻ mới tốt nghiệp hết phổ thông): "Đại ca, có phải đếm xem chúng ta cướp được bao nhiêu?". Tên cướp già gằn giọng: "Mày ngu lắm, bao nhiêu tiền, đếm thế nào được? Đợi đi, tối nay TV sẽ nói chúng ta cướp được bao nhiêu!"
Điều này được gọi là: "Kinh nghiệm - Ngày nay thì kinh nghiệm quan trọng hơn bằng cấp, sách vở"
- Sau khi băng cướp rời khỏi, giám đốc chi nhánh định gọi báo cảnh sát. Kế toán trưởng vội vã chạy đến, thì thầm vào tai ngài: "Đợi đã, hay để 5 triệu chúng ta biển thủ vào trong số bị băng cướp lấy mất!"
Điều này được gọi là: "Bơi theo dòng nước - Chuyển đổi những tình huống bất lợi trở thành thuận lợi"
- Người giám đốc tự nhủ: "Vậy thật tuyệt nếu cứ mỗi tháng lại có một vụ cướp!"
Điều này được gọi là: "Hãy loại bỏ những điều khó chịu - Hạnh phúc là điều quan trọng nhất"
- Ngày hôm sau, TV đưa tin 100 triệu đã bị cướp khỏi nhà băng. Những tên cướp đếm đi đếm lại thì chỉ có 20 triệu. Chúng rất giận dữ: "Chúng ta mạo hiểm mạng sống của mình chỉ để lấy 20 triệu, bọn chó đó chỉ ngồi chơi mà cướp được 80 triệu. Đúng là học hành, có bằng cấp thì chúng nó được ngồi cái ghế đấy, cướp tiền siêu đẳng hơn chúng ta!"
Điều này giải thích tại sao: "Kiến thức thì giá trị như... vàng"
Kết luận: Trong cuộc sống luôn có những điều chúng ta có thể nhanh chóng nhìn ra, có những điều không như chúng ta thấy từ bên ngoài, và chân lý chỉ mang tính tương đối.
Quan trọng nhất là thái độ đối với cuộc sống này, hay cách nhìn chúng ta lựa chọn để mang lại vui vẻ, hạnh phúc cho bản thân, cho những người thân xung quanh mình.
ThạchTrịnh
Đúng là triết lý để đời, nhưng không thể học theo được.
Trả lờiXóaTriết lý hay nhưng không phải lúc nào cũng áp dụng được cụ nhỉ. Áp dụng được vào những việc có ích thì càng khó.
XóaTuyệt. Vậy là có nhiều cách cướp... May cho ai được ở chỗ cướp an toàn
Trả lờiXóaMong sao những người bị cướp luôn gặp được kẻ cướp biết 'Hành xử chuyên nghiệp', chỉ tập trung vào công việc chính của mình như ở bài này thì sẽ được an toàn.
XóaTrong cuộc họp tại một văn phòng ủy ban huyện, mọi người đang đau đầu tìm cách giải quyết một khoản thất thoát lớn. Một nhân viên UB hót hải chạy vào báo cáo rằng một cơn bão lớn sắp đổ bộ vào huyện nhà. Vị chủ tọa reo lên : Hay quá, chúng ta cóm cách giải quyết số thất thoát đó rồi !!!.
Trả lờiXóaBÀI HỌC LÀ : Kiến thức học được ở trường không bằng kỹ năng xử lý những tình huống.
DO ĐÓ: Các cụ nên động viên các cháu đi học các lớp học kỹ năng xử lý tình huống hiện nay đang mở ra rất nhiều.
Cảm ơn Congky Dinh đa cho 1 chuyện xử lý tình huống thông minh đấy nhưng không ích nước, chỉ lợi nhà. Các cháu mà phát huy kiểu này thì gay lắm. Hi! Chúc cụ vui cuối tuần nhé.
XóaỒ, các câu chuyện của Hoàn, Kỳ Gai đều hay quá !
Trả lờiXóaCái kiểu: "Bơi theo dòng nước," hoặc "Tát nước theo mưa" - một số địa phương đã lên kế hoạch "thiệt hại bão lụt" trước mùa bão lụt để khi tình huống xẩy ra được hưởng trợ cấp. - đó là kỹ năng xử lý tình huống "nhạy bén" đấy.
Chưa thấy ví dụ "Tát nước theo mưa" nào "tử tế" các bạn nhỉ. Toàn là vụ lợi!
XóaCác câu truyện thật hay và lôi cuốn . Nhiều tình huống cũng gợi ta liên tưởng đến cuộc sống hàng ngày!
Trả lờiXóaCảm ơn bạn Hung Phi đa đọc và nhận xét. Chúc bạn những ngày cuối tuần vui vẻ.
XóaCảm ơn Thầy giáo Tân (Thái Bá Tân)
Trả lờiXóaChỉ đọc qua một lần
Đã biến ngay câu chuyện
Thành thơ “Cướp nhà băng”
Với một bài học mới
Hợp pháp - Cướp của công
Có tội cũng như không
Ở ta như vậy đó.
(Cảm ơn anh Tân đã vào đọc câu chuyện này và cho 1 com hay).
Em đã đọc bài này và com ngay sau bài thơ của Thái bá Tân mà sao ko thấy cô ơi!
Trả lờiXóa