Thứ Tư, 30 tháng 4, 2014

* Chuyện chưa kể của người tường thuật giờ phút lịch sử 30/4/1975

Chuyện chưa kể của người tường thuật giờ phút lịch sử 30/4/1975 - 1
Cuốn sách "Biên bản chiến tranh 1-2-3-4.75" của nhà báo Trần Mai Hạnh.

Nhà báo Trần Mai Hạnh vừa cho ra đời cuốn sách dựa theo tư liệu mà ông thu thập được, hé lộ nhiều câu chuyện mà ông chưa bao giờ kể.

Cuốn sách viết về những ngày cuối cùng của chế độ Việt Nam Cộng Hòa của nhà báo Trần Mai Hạnh vừa chính thức ra đời. Đây là cuốn sách được cựu phóng viên Thông Tấn Xã viết dưới dạng tiểu thuyết tư liệu lịch sử với tên gọi "Biên bản chiến tranh 1-2-3-4.75".

Nhà báo Trần Mai Hạnh chính là người có mặt chứng kiến và viết bài tường thuật đầu tiên của giới báo chí Việt Nam về những giờ phút lịch sử trưa ngày 30/4/1975 tại Dinh Độc Lập, được phát trên Đài tiếng nói Việt Nam và báo Nhân Dân.

Ông là phóng viên chiến tranh của Thông Tấn xã Việt Nam. Ông theo chân quân giải phóng có mặt khắp chiến trường miền Nam, tại hầu hết thành phố, thị xã suốt từ Huế vào Sài Gòn trong những ngày tháng lịch sử gần 40 năm trước. Chính vì vậy mà ông đã thu gom được kho tài liệu khổng lồ của chính quyền Việt Nam Cộng Hòa cũng như các tướng lĩnh bên kia chiến tuyến.

Cũng theo đó, nguồn tư liệu để nhà báo viết cuốn tiểu thuyết chủ yếu là biên bản các cuộc họp, biên bản trả lời phỏng vấn và tự thú, thư từ, điện tín,... của tướng lĩnh Việt Nam Cộng Hòa trong những ngày tháng cuối cùng.

"Biên bản chiến tranh 1-2-3-4.75" gần 500 trang viết về bối cảnh chế độ miền Nam Việt Nam 4 tháng cuối cùng trước khi sụp đổ. Qua đó, cuốn sách phác họa chân dung hầu hết những nhân vật chủ chốt của chính quyền Sài Gòn.

Cuốn sách ra đời khá muộn - sau gần 40 năm bởi nó "không may gắn với cuộc đời làm báo nhiều sóng gió, thăng trầm của tác giả", nhà báo Trần Mai Hạnh viết. Đến nay, đúng dịp kỷ niệm 39 năm ngày thống nhất đất nước, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia - Sự thật đã cho phát hành cuốn sách này.

"Biên bản chiến tranh 1-2-3-4.75" cung cấp thêm một bức tranh tham khảo sống động về quá trình sụp đổ từ phía bên kia, càng làm nổi bật chiến thắng vĩ đại của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta.” - Lời tác giả.

Cuốn tiểu thuyết được bắt đầu bằng hình ảnh, không khí u ám, của Sài Gòn trong những ngày cuối năm 1974 - đúng dịp noel. "Sự trang hoàng tại các nhà thờ, ngay cả Vương Cung Thánh Đường (Nhà thờ Đức Bà) cũng thật đơn giản. Không thấy nữa những ngôi sao giáng sinh được kết thành dây đèn chăng từ những ngọn tháp chót của các nhà thờ sà xuống tận mặt đất... 11h đêm, các giáo đường thanh vắng âm u... Trung tướng Dư Quốc Đống (Tư lệnh Quân đoàn 3) vừa đặt tấm thân nặng nề xuống ghế sô pha (nhà Lý Long Thân - vua sắt thép, vải sợi toàn miền Nam) đã thốt lên "Phước Long cầm chắc vào tay cộng sản rồi!".... 7/1/1975, Thiệu (Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu) tuyên bố trên đài Sài Gòn: "Toàn quốc dành ba ngày truy điệu, cầu nguyện cho Phước Long." - Thông tin đoạn đầu tác phẩm.

Với sự đồng ý của nhà báo Trần Mai Hạnh, chúng tôi xin đăng tải một số trích đoạn trong cuốn sách về những câu chuyện mà đến nay ít người biết về Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa của 40 năm trước.                                

Tổng thống Lyndon Baines Johnson, Tướng William Westmoreland và Nguyễn Văn Thiệu năm 1966.
Tướng cuối cùng chạy khỏi Sài Gòn như thế nào?

Trong cảnh hỗn loạn tan rã của chế độ Việt Nam Cộng Hòa, nhiều nhân vật chủ chốt đã tìm đường tháo chạy. Nhiều tướng lĩnh còn lại tự sát sau lời tuyên bố đầu hàng của Dương Văn Minh.

Sáng 30/4/1975, Dương Văn Minh (Tổng thống mới của Việt Nam Cộng Hòa) họp với những thành viên nội các mới, trong đó có Vũ Văn Mẫu (Thủ tướng), Nguyễn Văn Huyền (Phó Tổng thống), Chuẩn tướng Nguyễn Hữu Hạnh,...

Dương Văn Minh nói: "Để tránh cho người dân Sài Gòn những tai họa đã xảy ra như tại Đà Nẵng (thất thủ trước đó 1 tháng), mà có thể còn tồi tệ hơn, tôi quyết định trao quyền cho Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam".

Đến 9h25, lời tuyên bố ngừng bắn và chờ bàn giao chính quyền được Dương Văn Minh (Tổng thống cuối cùng của Việt Nam Cộng Hòa) đọc trên Đài phát thanh Sài Gòn.

Lúc 10h45, chiếc xe tăng đầu tiên của quân giải phóng hất tung cánh cổng sắt ở Dinh Độc Lập.

Dương Văn Minh (Tổng thống mới của Việt Nam Cộng Hòa).

Vào giờ phút lịch sử này, hầu như toàn bộ nhân vật chủ chốt của chính quyền Sài Gòn chỉ còn lại Dương Văn Minh và 16 thành viên nội các. Trước đó, những tướng lĩnh Việt Nam Cộng Hòa từ thời của Nguyễn Văn Thiệu (từ chức và tháo chạy cách đó 5 ngày) đã tìm đường di tản theo Mỹ. Nhiều trong số tướng lĩnh đã tự sát trước và sau khi quân giải phóng tiến vào Sài Gòn.

Theo chân Nguyễn Văn Thiệu tháo chạy

Sáng 28/4, máy bay lên thẳng của Hãng hàng không Mỹ đã liên tục đỗ xuống trên mái nhà Sứ quán Mỹ, nhặt đi những nhân vật đứng đầu trong bộ máy của chính quyền Sài Gòn để đưa ra Tân Sơn Nhất, nhét lên những chiếc máy bay Mỹ đã chật ních rồi chuồn ra ngoài. Một trong số đó có Cao Văn Viên (Tổng tham mưu trưởng quân đội Sài Gòn). Đặng Văn Quang (tay chân tâm phúc của CIA, cựu Cố vấn an ninh của Thiệu) sáng đó lồng lộn ở Bộ Tổng tham mưu luôn mồm chửi Mỹ và Thiệu đã bỏ rơi mình.

Tối hôm trước, theo chỉ thị của Trung ương Cục tình báo Mỹ, Phân cục trưởng CIA tại Sài Gòn đã thu xếp một chuyến bay bí mật chở tay chân của Thiệu sang Philippines. Trong số đó có Nguyễn Bá Cẩn, Hoàng Đức Nhã, Nguyễn Khắc Bình,...

Trưa 29/4, Nguyễn Cao Kỳ đáp trực thăng riêng xuống sân Bộ tổng tham mưu thì được tin hầu hết nhân vật chủ chốt đã di tản. Mọi hy vọng tiêu tan, Kỳ quyết định ra đi. Kỳ gặp Ngô Quang Trưởng (Cựu Tư lệnh quân đoàn 1), Kỳ rủ Trưởng cùng lên máy bay. Chiếc trực thăng lượn một vòng trên bầu trời Sài Gòn rồi bay ra biển.

Nguyễn Cao Kỳ

8h sáng 29/4, Trung tướng Trần Văn Đôn (Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cuối cùng của Việt Nam Cộng Hòa) vẫn tới Bộ Tổng tham mưu để “nắm tin tức chiến sự mới nhất”. Đôn được Dương Văn Minh hứa đề bạt ghế Thủ tướng nhưng sau đó gạt ra. Đôn gọi cho Dương Văn Minh, đề nghị cử ngay một Tổng tham mưu trưởng mới thay cho Đồng Văn Khuyên (đã tháo chạy). Dương Văn Minh cảm ơn và cho biết đã cử tướng Vĩnh Lộc đảm nhận chức vụ này.

Gần trưa, Đôn tới dự lễ tuyên thệ nội các Vũ Văn Mẫu. Nội các này đáng lẽ Đôn phải giữ vị trí Thủ tướng mới đúng. Mẫu đang giải thích cho các bộ trưởng về thông báo vừa đọc trên đài phát thanh Sài Gòn, yêu cầu cơ quan tùy viên quốc phòng Mỹ (DAO) phải rút hết khỏi Nam Việt Nam trong vòng 24 tiếng. Lúc ấy, Đôn mới ngã ngửa người. Đôn gọi điện hỏi Martin, đại sứ Mỹ. Ông này dội thêm cho Đôn một gáo nước lạnh chấm dứt cơn mê tham vọng của viên tướng.

“Không chỉ riêng DAO mà toàn thể người Mỹ. Chúng tôi đang sửa soạn rút. Nếu ngài muốn đi thì xin mời ngài có mặt tại sứ quán lúc 14h chiều nay.” – Martin nói.

Trần Văn Đôn quyết định ra đi ngay. Cùng đi với Trần Văn Đôn còn có Trung tướng Dư Quốc Đống (cựu Tư lệnh Quân đoàn 3, Quân khu 3), bại tướng Phước Long – nơi mở màn cho sự sụp đổ của Việt Nam Cộng Hòa. Đôn và Đống là những tướng lĩnh cuối cùng tháo chạy khỏi Sài Gòn. Nhưng chiếc máy bay cuối cùng rời khỏi Sài Gòn là vào 7h30 (30/4), mang theo tốp lính thủy đánh bộ của Mỹ.

Tổng thống Lyndon Baines Johnson, Tướng William Westmoreland, Nguyễn Văn Thiệu và Nguyễn Cao Kỳ (ngoài cùng bên phải) năm 1966.

Đầu hàng và tự sát

Sáng 29/4, Phạm Văn Phú (Cựu Tư lệnh Quân đoàn 2, Quân khu 2) uống liều thuốc độc cực mạnh, được đưa đi cấp cứu và chết tại bệnh viện vào trưa 30/4.

Sáng 30/4, Chuẩn tướng Mạch Văn Trường (Tư lệnh sư đoàn bộ binh) được lệnh về Sở chỉ huy Quân đoàn 4 gặp Thiếu tướng Nguyễn Khoa Nam (Tư lệnh Quân đoàn 4). Một sĩ quan mở máy nghe lại lệnh buông súng của Tổng thống Dương Văn Minh vừa đọc trên đài Sài Gòn. Xung quanh òa khóc.

Thiếu tướng Nguyễn Khoa Nam tuyên bố: Chúng ta tuân lệnh Tổng thống, ngừng bắn tại chỗ, tuy nhiên nếu bị tấn công thì có quyền chống lại.

Mạch Văn Trường cự lại: Nhưng chúng ta đang thắng! Lực lượng quân đoàn nguyên vẹn, chưa sứt mẻ gì, sao buông súng?

Tướng Nam nói: Đồng minh đã tháo chạy. Chúng ta không còn bao nhiêu đạn dược, cố gắng cũng không được bao lâu.

Mạch Văn Trường vẫn cố xin tiếp tục chiến đấu. Tướng Nam gằn giọng: Trách nhiệm với 16.000 quân sĩ và 16.000 gia đình của họ, tôi ra lệnh cho anh buông súng.

Chuẩn tướng Lê Văn Hưng (Tư lệnh phó Quân đoàn 4) cũng yêu cầu Trường tuân lệnh. Trường hỏi: Chuẩn tướng chịu để địch bắt?

"Không bao giờ địch bắt được tôi!" - Tướng Hưng nói.

Chiếc xe tăng thần tốc tiến vào Dinh Độc lập lúc 11h30 trưa 30/4/1975

Đến chiều, tướng Nam gọi điện chỉ thị các tướng lĩnh trực thuộc Quân đoàn 4, Quân khu 4, trực tiếp liên lạc với quân đội của Mặt trận giải phóng để chuyển giao trong vòng trật tự, ổn định và duy trì tối đa an ninh cho dân chúng”.

5h30 chiều, Nam mặc quân phục chỉnh tề đi thăm Quân y viện. Khoảng 200 thương binh nặng không thể tự di chuyển được nằm lại, còn tất cả đã tùy nghi di tản. Mắt đỏ hoe vì xúc động, Nam thăm và nắm tay tường người.

Khoảng 11h đêm, Tướng Nam nhận tin báo, Chuẩn tướng Lê Văn Hưng (Tư lệnh phó Quân đoàn 4) vừa bắn vào tim mình tự sát tại nhà. 6h sáng 1/5, có tin báo, Nguyễn Khoa Nam (viên tướng gốc Huế, Tư lệnh Quân đoàn 4) đã tự sát bằng viên đạn bắn xuyên mang tai.

Cùng đó, Chuẩn tướng Trần Văn Hai (Tư lệnh sư đoàn 7 bộ binh, phụ trách Châu Đốc, An Giang, Sa Đéc, Kiên Giang, Kiến Tường), Chuẩn tướng Lê Nguyên Vỹ (Tư lệnh Sư đoàn 5) cũng tự sát.
___________________________

Mời các bạn đón đọc kỳ tiếp theo: 
1. “Cuộc họp nội các của Nguyễn Văn Thiệu”:
http://hn.24h.com.vn/tin-tuc-trong-ngay/cuoc-hop-noi-cac-va-quoc-sach-4-khong-cua-tong-thong-thieu-c46a627227.html           (1-5-2014)

2. " Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu và nỗi sợ ám sát, đảo chính" vào ngày 2/5:
http://hn.24h.com.vn/tin-tuc-trong-ngay/tong-thong-nguyen-van-thieu-va-noi-so-am-sat-dao-chinh-c46a627277.html

Cảnh Kiên (lược ghi) (Khampha.vn)

6 nhận xét:

  1. Một tư liệu quý, mong rằng sẽ được đọc toàn bộ cuốn sách. Tuy nhiên trong entry này có một chi tiết mâu thuẫn mà lại là chi tiết quan trọng nhất. Trong phần đầu " Tướng cuối cùng chạy khỏi Sài Gòn như thế nào?" dòng chữ viết ngay trê ảnh Dương Văn Minh viết là : Lúc 10h45, chiếc xe tăng đầu tiên của quân giải phóng hất tung cánh cổng sắt ở Dinh Độc Lập. Còn trong phần " đầu hàng và tự sát " dòng chữ viết ngay dưới bức ảnh chiếc xe tăng húc đổ dinh Độc Lập ghi là Lúc 10h45, chiếc xe tăng đầu tiên của quân giải phóng hất tung cánh cổng sắt ở Dinh Độc Lập.Viết là : Chiếc xe tăng thần tốc tiến vào Dinh Độc lập lúc 11h30 trưa 30/4/1975. Có lẽ là giờ của VNCH lúc bấy giờ chênh với giờ HN đúng một giờ. Như vậy xuất hiện một vấn đề quan trọng cho toàn cuốn sách là mỗi khi nói đến thời khắc ( giờ, phút) thì phải chú thích là giờ HN hay giờ SG cũ.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tôi cũng có nhận thấy điều đó nhưng không hiểu thế nào nên cứ sao y bản chính. Cảm ơn cụ đã cho ý kiến.

      Xóa
  2. Em chào chị! Em đã đọc không sót một từ nào trong những ngày đáng ghi nhớ nhất này chị ah.
    Em cám ơn chị đã đăng bài.Chúc chị luôn khỏe và vui!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cảm ơn bạn đã đọc là mình vui lắm. Chúc bạn có những ngày nghỉ lễ ấn tượng.

      Xóa
  3. Đã 39 năm qua đi mà khi đọc tư liệu này cứ lần lượt hiện ra như vừa mới đây thôi. Cuốn sách này là một tư liệu quý để con cháu chúng ta biết được những năm tháng cha ông mình đã gian nan, khó nhọc, hy sinh không tiếc thân xác để giành lại đất nước, thống nhất non sông như thế nào.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cảm ơn cụ đã chia sẻ. Chúc cụ những ngày nghỉ lễ thật vui .

      Xóa

*****************************************************
:)) w-) :-j :D ;) :p :-( :) :( :X =(( :-o :-/ :-* :| :-T :] x( o% b-( :-L @X =)) :-? :-h I-) :bh :8) :b) :-s :-r :O) :m)

* Click vào dòng Đăng ký qua email để nhận thông báo trả lời comment.
* DÙNG CÁC THẺ SAU ĐỂ ĐƯA VÀO COM:
- Ảnh : [img]Link hình ảnh URL[/img]
- Video: [youtube]Link Video[/youtube]
- Nhaccuatui: [nct]Link nhạc[/nct]
- Link : CLICK HERE
*******************************************************

Lên Trên! Xuống Dưới! - See more at: http://hieuvathuongdalat.blogspot.com/2014/10/button-len-tren-xuong-duoi-hien-voi.html#sthash.FxGNpEBy.dpuf