(Sưu tầm)
Tối qua chị Kim Oanh mời hai vợ chồng mình lên quán Lộc Vàng trên đường ven hồ Tây café và nghe nhóm của anh hát những bản nhạc một thời được gọi là nhạc tình thời thượng và ủy mị hay còn gọi là nhạc vàng. Quán Lộc Vàng với những mái lá và bàn tre nằm khiêm tốn nép mình trên con đường mới ven Hồ Tây, chen chúc trong đám đông để khẳng định sự tồn tại của mình, như thể một thời những bài nhạc vàng đã nép mình để tồn tại.
Mỗi tối thứ Hai, Năm, Bảy quán Lộc Vàng là nơi quy tụ các ca sĩ nghiệp dư, từ ông già bà cả đến thanh niên trai tráng. Tất cả đến đây để tìm những phút thăng hoa của chính mình trong những giai điệu trau chuốt, lãng mạn của những “Con thuyền không bến”, “Giọt mưa thu”, “Gửi người em gái”, “Mơ hoa”, “Ngọc lan”, “Suối mơ”….Chính vì thế, gọi quán Lộc Vàng là nơi lưu giữ những kỷ niệm xưa cũng không sai mà gọi là nơi gửi gắm cảm xúc riêng tư lại càng đúng.
Chúng ta thường nghe “Cái gì cũng đều có giá của nó”. Nhưng đôi lúc cái giá ấy quá đắt khiến ai nghe tới cũng đau lòng. Chỉ vì quá yêu những nhạc khúc của Việt Nam mà Lộc Vàng đã phải trả giá cho 10 năm tù, rồi cả cuộc đời, cho tình yêu ấy…
Quãng 1965, vì đam mê nhạc vàng, Phan Thắng Toán tức Toán “xồm”, nhìn bề ngoài là một người có vẻ hơi … hippy một chút, râu chỉ lười cạo nên thường mọc tua tủa, chứ chưa… “xồm nhân tạo", tỉa tót công phu như các bác sành điệu ngày nay. Bởi vậy gọi anh là Toán “xồm” kể ra cũng hơi oan cho anh, nhưng theo mình được biết, Toán xồm là một người có thể khẳng định ngay là có năng khiếu âm nhạc, hiền lành, dễ thương, và có văn hoá (anh học Albert Sarrault đàng hoàng chứ không phải như mấy bác lớp 10 bổ túc công nông hay chuyên khoa tốt nghiệp lớp 10 ở rừng đâu nhé). Cùng với Lộc Vàng ca sỹ kiêm batteries tự chế từ những cái trống thiếu nhi, một vài cái cymbale còn sót lại từ thời Pháp thuộc và “Kiên Ha -Oai”(guitare hawaienne), các anh thành lập một ban nhạc chỉ chơi cho nhau nghe, các tiết mục chỉ là bắt chước trên các đĩa hát hồi đó bị cho là "xét lại" (nhưng vẫn được phép bán và phát ra loa công khai ở ngay cửa hàng Ngoại Văn giữa phố Tràng Tiền) mà chẳng cần đến ai “phối khí, hoà âm” cả. Một "dàn nhạc nhẹ tư nhân không chuyên" đã ra đời tự nhiên như không khí, như hơi thở mà chẳng cần lý thuyết, lý luận hay tuyên ngôn gì.
Ban nhạc ra đời, nhà Toán Xồm càng ngày càng đông người lui tới, đặc biệt là đám trẻ mới lớn lên lại càng mê anh Toán Xồm. Năm 1966, Hãng phim truyện Việt Nam sản xuất phim “Nổi gió” còn phải mời ban nhạc Toán xồm chơi trong cảnh Trung úy Phương tìm vui trong trong quán bar. Ai đã từng xem phim Nổi gió hẳn không thể quên cảnh Toán xồm chơi guita trong quán bar cho các đôi nhảy đầm thác loạn dưới chế độ Sài Gòn với các tư thế cúi gập, ưỡn ngửa người rất ấn tượng.
Tiếng "lành" đồn xa đến tai một ông giám đốc Công Ty ăn uống thời bấy giờ và ông đã dám cả gan mời Ban nhạc Toán xồm ra biểu diễn live ở khách sạn Phú Gia mỗi tối thứ bảy và chủ nhật hàng tuần. Thế là chuyện bé đã xé ra to… Tiếng "dữ" đã đồn đến tai mấy ông "tham mưu âm nhạc" cho bên quản lí văn hóa… và nhất là những tay văn nghệ làm chính trị cơ hội đã không bỏ lỡ dịp này để leo lên bằng cách ngăn chặn và dẹp ngay cái thứ âm nhạc "phi chiến đấu tính, phi nhân dân tính, phi đảng tính" này ngay tắp lự… Và họ đã "ra tay" để cánh cáo những kẻ nào đang manh nha muốn làm cái thứ nghệ thuật … chỉ vì nghệ thuật…, chỉ để giải trí.
Và cái gì đến rồi sẽ đến, ngày 27/3/1968, nhóm nhạc Toán xồm bị bắt và tạm giam ở Hỏa Lò 3 năm. Vào các ngày 6, 7, 8 tháng 1 năm 1971 Tòa án nhân dân Hà Nội mở phiên toà xét xử gồm 7 thành viên. Tòa tuyên án Toán xồm 15 năm tù, Nguyễn Văn Đắc 12 năm tù, Lộc Vàng 10 năm tù… vì tội “tuyên truyền văn hóa đồi trụy”. Đây là một vụ án văn nghệ đầu tiên được mang ra xét sử công khai. Không hề có chuyện chính trị, không có "bàn tay thù địch" nào kích động. Tất cả là do làm văn nghệ không theo đúng đường lối của Đảng, làm văn nghệ theo tiếng gọi của thú tính cá nhân, là sa đoạ, là trụy lạc, làm hư hỏng khiếu thẩm mỹ của thanh thiếu niên, làm giảm ý chí chiến đấu chống Mỹ của cả một dân tộc v.v… và… v.v... (Theo lời buộc tội, lời kết án của ông chánh án, lời xác minh của các giám định viên). Một phiên toà hiếm có mà người buộc tội cũng như bị cáo đều như hai người… ngoại quốc, người này nói mà người kia chẳng hiểu là nói cái gì!
Xin trích vài câu hỏi và đáp của toà với can phạm Toán xồm (theo lời kể của một người trực tiếp được tham dự phiên tòa công khai tại Thư viện Quốc gia Hà Nội lúc bấy giờ) để bà con tưởng tượng ra phiên tòa nực cười như thế nào:
Chánh án: Anh có nhận là đã đánh nhạc của Tư sản, là đồi truỵ không?
Toán xồm: Dạ! Thưa quý toà, con chỉ học và đánh lại những gì in trên đĩa của Liên Xô, của Tiệp Khắc, của Cộng Hoà Dân Chủ Đức thôi ạ!
Chánh án: Anh nói láo! Thế Paloma, Santa Lucia là của ai?
Toán Xồm: Dạ! Paloma là của nước bạn Cuba ạ! Còn Santa Lucia là dân ca Ý ạ ! Nhà xuất Bản của nhà nước đã in và sân khấu nhà nước đã có nhiều ca sỹ biểu diễn ạ!
Chánh án: Thế Ý là gì? Xã hội chủ nghĩa hay là bọn phát xít?
Toán Xồm: Dạ, là phát xít thua trận ạ, nhưng Santa Lucia chỉ là dân ca Ý chứ không phải là bài hát phản động ạ.
Chánh án: Vậy anh có biết cha cha cha là cái gì không? (có lẽ một “thày dùi” nhạc sỹ nào đó mách nước)
Toán Xồm: Dạ! Có ạ! Đây là một nhịp điệu xuất xứ cũng tại nước bạn Cuba ạ!
Chánh án: Thế còn Tango bleu chắc anh cũng đổ cho Cuba hết hả?
Toán xồm: Dạ không! tango là một điệu nhảy Ác-giăng-tin nhưng đã được quốc tế hoá, vừa giờ Đoàn xiếc Tiệp Khắc sang ta và các nước Xã Hội Chủ Nghĩa đều xử dụng cả ạ!
Chánh án: Nhưng người ta đánh khác, còn anh đánh khác! Đừng có ngụy biện!
Toán Xồm: Dạ! Đánh y hệt ạ! Chỉ có thua họ về nhạc cụ họ tốt hơn…, chứ nếu chúng con có đầy đủ nhạc cụ như họ thì chúng con chẳng thua gì họ cả ạ!
Chánh án: Anh hãy im miệng! đồ ngoan cố!
(Phiên tòa xử án không có luật sư bào chữa, khi nào chánh án bí thì chỉ việc nói: “Anh hãy im miệng! đồ ngoan cố!” thế là xong).
Sau khi hiệp định Paris được ký kết, Lộc Vàng được giảm án xuống còn 8 năm tù. Ngày ra tù, gặp lại người yêu - bà Mai - biết bà vẫn khắc khoải đợi chờ mình và đã từ chối tất cả những lời cầu hôn của những chàng trai khác để chờ đợi ông suốt 8 năm trời (3.000 ngày ròng rã), ông đã không nói nên lời mà chỉ ôm bà thật chặt mặc cho nước mắt lã chã rơi. Bất chấp những lời căn ngăn của gia đình, bỏ ngoài tai những lời đàm tiếu, không màng đến công ăn việc làm ổn định ở đoàn tuồng Bắc T.Ư, bà Mai bỏ về với đời sống của một người dân thường để đi theo tiếng gọi của tình yêu, năm 1981 bà cùng Lộc Vàng kết duyên vợ chồng trong cảnh nghèo khó: chồng làm nghề nung vôi, phụ nề, vợ bán đậu phụ ngoài chợ kiếm tiền cơm cháo nuôi nhau.
Dù sao Lộc Vàng sau khi ra tù cũng còn có một mái ấm với người vợ hiền và 2 đứa con, còn Toán xồm mới là một định mệnh, bởi anh là một con vật bị đem tế thần. Ra tù, nhà cửa Toán xồm cũng tan nát. Ông lang thang trên đường phố, sống vào tình thương của người qua lại. Vì buồn, vì giải sầu bằng…rượu nên anh đã chết một cách rất thê thảm, "Chết đường chết chợ", khi vừa ra khỏi một quán rượu nhỏ ven đô, lê được tấm thân tàn về đến góc phố gần Tô Hiến Thành nơi một thời anh có ngôi nhà ở gần đó thì anh trút hơi thở cuối cùng… Người ta đưa anh vào nhà xác, và ở đấy không biết báo cho ai, người ta đã chôn anh như một cái xác vô thừa nhận, đêm ấy là một đêm của năm 1994.
Cho đến hôm nay, những giai điệu ấy lại ngang nhiên và kiêu hãnh vang lên giữa thủ đô Hà Nội, trái tim của cả nước và trên khắp cả mọi miền đất nước, trên những sân khấu tràn ngập ánh đèn như nó đã từng. Nhạc vàng đã được chấp nhận và còn được tôn vinh, cũng như nhạc tiền chiến, như một sự hóa kiếp cho những nốt nhạc một thời tưởng đã mai một. Nghĩ lại, thấy thương cho Toán Xồm, cho Lộc Vàng vô cùng. Để sống được một kiếp đam mê ấy, các anh đã phải trả một cái giá quá đắt mà mỗi khi nhắc lại, Lộc Vàng cũng thẫn thờ “chẳng hiểu vì sao”. Cũng chỉ vì đam mê một dòng nhạc vàng mà người sáng tác ra nó người thì đi tù oan ức, người được tôn vinh, người bị kiểm soát cấm sáng tác, và những người thể hiện (hát) nó (những ca khúc tiền chiến được quy cho cái tội nhạc vàng) cũng cùng chung số phận kẻ hèn người sang.
Ngày nay, mỗi đêm được thỏa thuê hát những khúc nhạc tiền chiến, đối với Lộc Vàng là một sự an ủi lớn lao của cuộc đời. Ông hát say mê và nồng nàn, và hát đối với ông cũng như như giáng một cái tát vào quá khứ, những ngày ông và bạn bè bị coi là “phản động”, những ngày ông và bạn bè phải sống lê lết, “cúi mặt mà đi”. Và trên hết có lẽ ngày nay Lộc Vàng hát là để đòi lại danh dự cho mình, để gửi gắm tình yêu cho những ca khúc bất hủ mà một thời oan nghiệt đã bị gắn cho cái tên là NHẠC VÀNG.
(Ghi lại theo lời anh Lộc Vàng và một số người được dự khán phiên tòa vô tiền khoáng hậu này).
Gửi người em gái
Tại quán Lộc Vàng
Tối qua chị Kim Oanh mời hai vợ chồng mình lên quán Lộc Vàng trên đường ven hồ Tây café và nghe nhóm của anh hát những bản nhạc một thời được gọi là nhạc tình thời thượng và ủy mị hay còn gọi là nhạc vàng. Quán Lộc Vàng với những mái lá và bàn tre nằm khiêm tốn nép mình trên con đường mới ven Hồ Tây, chen chúc trong đám đông để khẳng định sự tồn tại của mình, như thể một thời những bài nhạc vàng đã nép mình để tồn tại.
Em gái BD tem vàng nhà chị (~_~)
Trả lờiXóa[img]http://i756.photobucket.com/albums/xx204/piano324/J2/200705141d406caf91360dafc9.gif [/img]
Hoa đẹp quá. Cảm ơn tem vàng Bạch Dương..
XóaEm đọc một mạch đó chị gái, nhạc vàng ngày trước thường rất phổ biến mà dân ta thời đó rất mê nhạc vàng, em cũng nghe nhưng em ko thích, nó ủy mỵ, làm cho ta buồn chán theo những điệu nhạc, còn những bài ko phải là nhạc vàng thì hay hơn, xem ra cuộc đời của 2 nhân vật trong câu chuyện thật buồn chị gái nhỉ? Ngày trước ca sĩ Chế Linh mỗi lần đến Đông Hà hát là ông ta hát cả chục bài 1 lúc, bây giờ em ko thích nghe nhạc vàng đâu, nghe buồn não nề chị nhỉ ?
Trả lờiXóaChúc chị tuần mới tràn niềm vui nhé ! (~_~)
[img] http://lifeplusimage.com/media/_good_morning_051_gif_50deee66439a3.gif [/img]
Cảm ơn Bạch Dương đã đọc "một mạch" và chia sẻ cảm xúc. Chúc BD một tuần vui vẻ và hiệu quả.
XóaMình đã đăng ở blog cũ vè mối tình của Lộc Vàng, cũng đình một lần nào đó đến quán ấy nghe nhạc vàng mà chưa đi được.
Trả lờiXóaVụ Toán Xồm ồn ào một dạo, em trai của ông xã mình cũng đi hát với nhóm ấy, bị ông anh cả cấm đoán mãi, thời ấy thật ấu trĩ!
Trí nhớ kém rồi nên không nhớ là Mai đã đăng, nhưng chắc cũng vẫn còn ai đó chưa đọc cho nên đã đăng rồi thì xin được đẻ lại. Thật đáng thương cho mấy ông này phải trả giá quá đăt. Vụ này chả khác gì những vụ oan sai trong CCRĐ, Nhân văn Giai phẩm.
XóaMình đăng bài về Lộc Vàng chứ không phải bài này đâu!
XóaVậy à, chắc mình chưa đọc, để lúc nào mình sang đọc lại nhé.
XóaVụ này cũng như hàng ngàn vụ khác ,ta phải nói là tội ác của những kẻ cầm quyền ngu dốt ,Lịch sử sẽ lên án lũ tội đồ này .T ôi nhớ thời ở HN ,khu phố tôi có ông đặt tên con là NGUYỄN TIẾN TÙNG ,thế mà chúng đem ô ra khu phố kiểm điểm ,quy kết ông chống đối ,vìsuy diện TIẾN TÙNG là túng tiền !
Trả lờiXóaNếu ông ấy có ý đó (túng tiền) thì cũng có làm sao, vì cuộc sống lúc đó thế thật. Bao nhiêu người đặt tên con theo hoàn cảnh cuộc sống của họ để kỷ niệm về một thời của mình vẫn được cơ mà.
Xóa