Hình: Tem in kỷ niệm 100 năm ngày sinh Trần Đại Nghĩa.
Bài viết của Nhà Khoa học, Toán học Nguyen Canh Hoang
KỈ NIỆM MỘT LẦN GẶP VĨ NHÂN
Năm 1988 đi hội nghị ở Ba lan, transit ở Moscow. Sẵn có lá đa trong túi, vào hẳn nhà khách Sứ quán ở cho oai, mỗi ngày mất 1 $, đỡ phiền bạn bè.
Tối, xuống CLB xem TV, thấy có 1 cụ già tầm 75 tuổi mặc áo lông Đức ngồi co ro ở đó. Hết TV, thấy cụ không về, hỏi thì cụ bảo:
- Tôi transit qua đây, vào nhà khách nhưng không có tiền, nên không được ở. Xin mãi, họ mới cho ngồi nhờ ở đây đợi mai đi tiếp. May, vì ngoài phố tuyết rơi, lạnh quá!
Liền mời cụ về phòng ngủ cùng, vì có 2 giường đầy đủ chăn đệm. Đoán cụ đói, nên lấy bánh mì bơ và xúc xích mời cụ ăn, xong mới leo lên giường. Trái múi giờ, 2 ông cháu chưa ngủ được nên nói chuyện mãi. Kì lạ, cụ già cái gì cũng biết, càng nói chuyện càng ngạc nhiên về độ uyên bác phi thường của cụ. Gần sáng, mới tò mò hỏi, cụ đi đâu mà qua cái đất Moscow lạnh lẽo này, và sao mà cụ không có lấy 1 $ để ngủ ở nhà khách. Cụ đáp:
- Tôi được Viện Hàn lâm KH Hungary mời sang báo cáo hội nghị KH. Họ lo vé MB đi lại, ăn ở bên kia chu đáo. Mỗi tiền đi đường thì họ không nghĩ tới, mà hưu rồi nên Nhà nước ta cũng chẳng cấp cho tôi, và tôi cũng chẳng có!
Ngạc nhiên ghê gớm, lúc chia tay hỏi tên, cụ đáp:
- Tôi tên là Trần Đại Nghĩa!
Ôi chao ôi, thì ra đây là nhà khoa học lừng danh, một trong những người chế tạo bom bay V1, V2 nổi tiếng trong Thế chiến thứ 2. Con người này từng theo Cụ Hồ về Việt Bắc, chế tạo bom ba càng, súng không giật SKZ, bazooka, thủy lôi áp suất ABS, đạn bay, ..., góp phần không nhỏ cho đất nước trong cuộc kháng chiến thần kì của dân tộc. Và, chỉ vì không có 1 $, cụ không được ngủ ở nhà khách Sứ quán Vn tại Moscow!
-----------------
Xin nhắc vài lời về Nhà khoa học, Viện sĩ, Thiếu tướng, Anh hùng Lao động Trần Đại Nghĩa
Ông tên thật Phạm Quang Lễ , sinh ngày 13 tháng 9 năm 1913 trong một gia đình Công giáo nghèo tại xã Chánh Hiệp (nay là xã Hòa Hiệp), huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long.
Mồ côi cha lúc 6 tuổi, năm 1933, Phạm Quang Lễ đã thi đỗ đầu hai bằng tú tài: Tú tài Việt và Tú tài Tây. Nhà nghèo, không có tiền đi Hà Nội để học, Phạm Quang Lễ đi làm giúp đở gia đình.
Sau hai năm làm việc tại các Đại sứ quán Mỹ, ông đã gặp nhà báo Dương Quang Ngưu người đã giúp ông có được một học bổng Chasseloup-Laubat du học tại Paris. Năm 1935, ông đi du học Pháp và tốt nghiệp kỹ sư và cử nhân toán học tại các trường: Đại học Bách khoa Paris (École Polytechnique), Đại học Mỏ (École nationale supérieure des mines de Paris), Đại học Điện, Đại học Sorbonne, Đại học Cầu đường Paris. Sau đó ông ở lại Pháp làm việc tại Trường Quốc gia Hàng không và Vũ trụ (École nationale supérieure de l'aéronautique et de l'espace). Năm 1942, ông sang Đức làm việc trong xưởng chế tạo máy bay và Viện nghiên cứu vũ khí.
Trong quân đội từng giữ các chức vụ: Cục trưởng Cục pháo binh, Phó chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Kỹ thuật. Ông được phong quân hàm Thiếu tướng.
Sau đó ông chuyển sang lĩnh vực dân sự giữ chức: Thứ trưởng Bộ Công thương, Thứ trưởng Bộ Công nghiệp nặng, Ủy viên Ủy ban Khoa học Nhà nước, Chủ nhiệm Ủy ban Kiến thiết Cơ bản Nhà nước, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước, Viện trưởng Viện Khoa học Việt Nam, Chủ tịch đầu tiên của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kĩ thuật Việt Nam (nhiệm kỳ 1983-1988), Đại biểu Quốc hội khoá II, III.
Ông được phong quân hàm Thiếu tướng trong đợt đầu tiên năm 1948. Ông đã được trao tặng Huân chương Hồ Chí Minh và danh hiệu Anh hùng Lao động (tại đại hội Anh hùng, chiến sĩ thi đua toàn quốc đầu tiên năm 1952).
Năm 1996, ông được Nhà nước Việt Nam trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt 1 về Cụm công trình nghiên cứu và chỉ đạo kỹ thuật chế tạo vũ khí (Bazooka, súng không giật, đạn bay) trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp 1945-1954. Các công trình nghiên cứu của ông được quốc tế đánh giá cao, được ứng dụng rộng rãi trong Quân đội Nhân dân Việt Nam và là nỗi kinh hoàng của quân đội đối phương.
Năm 1966, ông được bầu làm Viện sĩ nước ngoài của Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô.
Những năm cuối đời, ông cùng gia đình trở về quê hương miền Nam, sinh sống tại quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh.
Ông mất vào 16 giờ 20 phút ngày 9 tháng 8 năm 1997, hưởng thọ 84 tuổi. Năm 2015, tỉnh Vĩnh Long đã lập khu lưu niệm giáo sư, viện sĩ, anh hùng lao động, thiếu tướng Trần Đại Nghĩa, tọa lạc ấp Mỹ Phú I xã Tường Lộc, huyện Tam Bình, Vĩnh Long.
Sao sứ quán lại không biết là cụ T Đ N chị nhỉ?
Trả lờiXóaChuyện ở Sứ quán ta tai Nga thì không hiếm kiểu như với cụ Trần Đai Nghĩa đâu , tooim ở trong ngành mà còn " ngán thấy mồ"
Trả lờiXóa
Trả lờiXóatôi cũng định sáng nay post bài này lên để các cụ đọc và suy ngẫm. Không nói cái vĩ mô, chỉ nói về những con người cụ thể là những người có trách nhiệm ở ĐSQ. Đáng lẽ khi biết người khách này là ai thì họ phải có cách ứng xử phải đạo. Đằng này họ lại hành xử một cách tồi tệ. Năm 1988, tôi còn nhớ bọn họ là những ai rồi.
Tôi khá thân cận với ông Trần Đại Nghĩa vì làm quân của ông ấy từ đầu 70 đến khi ông ấy về hưu. Như trong bài nói là năm 1988 , lúc ấy ông Nghĩa 75,76?tuổi gì đó và đã nghỉ hưu. Tôi không biết Nguyễn cảnh Hoàng là ai, nhưng tôi nghĩ rất khó tin là sự thật khi tác giả kể lại chuyện này. Ông Nghĩa quả thật không nghèo đến mức đó, và các cán bộ lãnh đạo Viện KHVN tuy có tệ hại thật nhưng cũng không xử tệ đến mức để cho ông Nghĩa đi nước ngoài kiểu như vậy, đúng là đời đen bạc thật, trí thức lúc đó tuy có hèn, dốt nhưng không cạn tàu ráo máng nhu trong giới quyền lực (bây giờ thì y như nhau). Đấy chỉ là cảm nghĩ cá nhân tôi, nếu sai thì xin bỏ quá cho, xin lỗi bạn LTH về comment này.
Trả lờiXóaBạn đúng đấy , Có sai sót thật. Mời xem Lời xin lỗi của TG ở LB sau
XóaLỜI XIN LỖI
Trả lờiXóaMùa đông 1988, tôi có gặp một cụ già kỳ lạ ở Moscow. Cực kì ấn tượng vì cụ rất thông minh và uyên bác. Lúc chia tay, hỏi tên, cụ bảo là Trần Đại Nghĩa. Và tôi cứ đinh ninh rằng đó là Viện sỹ Trần Đại Nghĩa danh tiếng, người mà mình kính trọng và ngưỡng mộ xưa nay!
Cách đây 3 hôm, tôi có đăng một status kể lại câu chuyện ngày xưa. Tuy nhiên sau đó một số bạn phản hồi rằng, cụ già đó không phải là Viện sỹ Trần Đại Nghĩa, và status trên đã gây nên một số hiểu lầm, ngộ nhận không đáng có.
Nhận thức được hậu quả tai hại của việc post một thông tin không chính xác về một con người đáng kính trọng, tôi xin gửi tới cộng đồng mạng lời xin lỗi chân thành và sâu sắc, và xin nhận bất kì lời chỉ trích và phán xét nào. Tôi sẽ rút lại status đó và sẵn sàng xin lỗi từng cá nhân các bạn. Rất mong được các bạn lượng thứ cho nhầm lẫn tai hại này.
Kính!Hình: Tem in kỷ niệm 100 năm ngày sinh Trần Đại Nghĩa.
Bài viết của Nhà Khoa học, Toán học Nguyen Canh Hoang
https://www.facebook.com/nguyencanh.hoan…/…/1365229033498645
Tôi Lê Tiến Hoàn cũng xin lỗi các cụ vì đã đăng lại một bài có thông tin không chính xác share từ FB của một tác giả quen đáng kính khác.