Thứ Sáu, 15 tháng 1, 2016

* Việt Nam chuẩn bị cho ca ghép đầu người đầu tiên

Sau ca ghép đầu người đầu tiên vào năm 2017, Việt Nam sẽ lên kế hoạch mời chuyên gia nước ngoài sang đào tạo, chuyển giao kỹ thuật.

Tại buổi sinh hoạt chuyên đề về hiến, ghép tạng sáng nay, GS.TS Trịnh Hồng Sơn, Giám đốc Trung tâm Điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người (Bộ Y tế) cho biết, để chuẩn bị cho ca ghép đầu người đầu tiên trên thế giới vào năm 2017, ekip 150 bác sĩ và điều dưỡng của bác sĩ Sergio Canavero người Italia đã mất 2 năm để đào tạo, tập tuấn.

Thời gian thực hiện ca ghép đầu dự kiến kéo dài 2 ngày. Quy trình phẫu thuật gồm: đầu làm lạnh, cắt đầu của người hiến bằng lưỡi dao kim cương, bảo vệ đầu bằng cách bơm oxy liên tục lên não qua ống silicone; Cắt đầu người nhận trên thân não để tim vẫn đập và nuôi cơ thể.

Khi ghép sẽ nối dây thần kinh tủy sống, kết nối cột sống, nối mạch máu, cơ, da… sau đó theo dõi và chăm sóc sau ghép. Hiện nay, anh Valeri Spiridonow, 30 tuổi, người Nga đã đồng ý hiến đầu.

GS.TS Trịnh Hồng Sơn thông tin về kế hoạch chuyển giao kỹ thuật ghép đầu người tại Việt Nam.



Theo GS Sơn, hiện mới chỉ có một ý kiến quan ngại về thành công của ca ghép đầu, còn phần lớn đều ủng hộ.

“Hiện tại, kỹ thuật ghép đầu đã được thực hiện thử nghiệm trên khoảng 1.000 con chuột. Sau khi được cấy ghép đầu, những con chuột này đã sống được 3 tiếng, kiểm soát được nhịp tim và tuần hoàn”, GS Sơn chia sẻ.

Theo GS.TS Trịnh Hồng Sơn, việc ghép đầu người sẽ mang lại cơ hội sống cho những bệnh nhân có cơ thể bị tổn thương, chấn thương tuỷ, ung thư, teo cơ... nhưng não vẫn nguyên vẹn. 

Hiện GS Sơn đang theo dõi chặt chẽ diễn biến ca ghép đặc biệt nói trên để lên kế hoạch chuẩn bị người nhận, người cho đầu, nhân lực kỹ thuật, sẵn sàng lập đề án về ghép đầu người.

“Việt Nam sẵn sàng lên kế hoạch ghép đầu người vì kỹ thuật này đảm bảo yếu tố công bằng là người cho cũng là người nhận và người nhận cũng là người cho. Nếu ca ghép đầu người đầu tiên trên thế giới thành công, chúng ta sẵn sàng liên hệ để mời ê kíp đến Việt Nam chuyển giao kĩ thuật”, GS Trịnh Hồng Sơn thông tin.

Thuý Hạnh

Bài liên quan:

2 nhận xét:

  1. Nghe chuyện ghép cái này cái nọ kể cả đầu người nữa thấy cũng hơi ớn lạnh chút xíu, chuyện có vẻ xa vời quá nhưng khoa học ngày càng diệu kỳ không biết rồi còn những phát kiến gi về chữa bệnh cho con người nữa, nhưng sao bênh ung thu và " ết" thì vẫn còn phải bó tay mãi ?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tự nhiên cắt đầu hiến cho người khác, giống như bị giết rồi cho sống lại, nhỡ không thành công cái thì toi bạn nhỉ. Người hiến đầu thật dũng cảm, neus xảy ra. Cảm ơn bạn CÔng LÝ.

      Xóa

*****************************************************
:)) w-) :-j :D ;) :p :-( :) :( :X =(( :-o :-/ :-* :| :-T :] x( o% b-( :-L @X =)) :-? :-h I-) :bh :8) :b) :-s :-r :O) :m)

* Click vào dòng Đăng ký qua email để nhận thông báo trả lời comment.
* DÙNG CÁC THẺ SAU ĐỂ ĐƯA VÀO COM:
- Ảnh : [img]Link hình ảnh URL[/img]
- Video: [youtube]Link Video[/youtube]
- Nhaccuatui: [nct]Link nhạc[/nct]
- Link : CLICK HERE
*******************************************************

Lên Trên! Xuống Dưới! - See more at: http://hieuvathuongdalat.blogspot.com/2014/10/button-len-tren-xuong-duoi-hien-voi.html#sthash.FxGNpEBy.dpuf