Thứ Tư, 31 tháng 12, 2014
Chủ Nhật, 28 tháng 12, 2014
Thứ Sáu, 26 tháng 12, 2014
* 2 câu chuyện - Tình bạn, tình yêu
1. Tình bạn
"Một gia đình di cư từ Nhật Bản đến vùng San Francisco vào những năm
đầu thế kỷ XX. Tại đây, họ đã lập nên một nông trại trồng toàn hoa hồng
và mỗi sáng đều đem hoa ra chợ bán.
Gia đình thứ hai đã nhập quốc
tịch Mỹ, họ đến từ Thụy Sĩ. Gia đình này cũng rất gắn bó với nghề trồng
hoa hồng. Những người dân sống ở San Francisco đều biết đến những cành
hồng xinh tươi của hai gia đình này cũng như sự gắn bó của họ với nghề.
Bốn mươi năm trôi qua, hai gia đình đã là hàng xóm
của nhau; những người con trai tiếp tục nối nghiệp cha trông coi nông
trại của gia đình. Thế rồi biến cố xảy ra, vào ngày 7 tháng 12 năm 1941,
quân đội Nhật tấn công Trân Châu Cảng – một vùng đất thuộc quyền cai
quản của nước Mỹ. Gia đình người Nhật bị giam giữ tại trại lính của quân
đội Mỹ và buộc phải trả lời các câu hỏi để lấy lời khai. Gia đình người
Thụy Sĩ vẫn bình an và tự nguyện trông coi vườn ươm giúp cho người hàng
xóm của mình. Không lâu sau, gia đình người Nhật bị đày tới một vùng
đất cằn cỗi ở Granada, bang Colorado. Họ sống trong một căn lều nhỏ, bao
quanh bởi dây thép gai và lính canh gác.
Một năm dài đằng đẵng trôi
qua, đến năm thứ hai, năm thứ ba. Gia đình người Thụy Sĩ chuyển sang
trồng hoa trong nhà kính, công việc của người cha thường kéo dài đến 16 –
17 giờ mỗi ngày bởi ông phải chăm sóc đến hai vườn hoa cùng một lúc. Và
rồi một ngày, khi chiến tranh ở Châu Âu kết thúc, gia đình người Nhật
được trả tự do về nhà.
Điều gì chờ đợi họ ở sân ga? Đó là gia đình
người hàng xóm tốt bụng của mình. Họ cùng nhau về nhà trong niềm vui
sướng hân hoan. Khi về đến nông trại, gia đình Nhật thật ngạc nhiên
trước những điều họ nhìn thấy: Vườn ươm của họ vẫn xanh tốt, vẫn nở hoa,
chẳng những thế nó còn được quét dọn sạch sẽ.
Có một khoản tài
chính trong ngân hàng được gửi dưới tên người cha gia đình người Nhật.
Đó là khoản lợi tức từ nông trại của họ trong ba năm họ vắng nhà. Và
trên bàn ăn tối trong căn nhà xưa kia của họ nay vẫn sạch sẽ, ngăn nắp,
là một bình hoa đầy những nụ hồng đỏ chúm chím như đang chào đón họ trở
về – Đó chính là món quà của người hàng xóm dành cho người bạn của
mình".
(Công Thịnh - Theo Two Families)
Thứ Tư, 24 tháng 12, 2014
Thứ Sáu, 19 tháng 12, 2014
* Chia sẻ tâm tư
NHÂN NGÀY GIỖ CHA
Hôm nay ngày giỗ của Người
Sáu sáu năm lẻ từ thời hy sinh
Bỏ mình vì cuộc chiến tranh
Vì dân vì nước để giành tự do
Kể từ khi ấy đến giờ
Biết bao biến đổi, làm ngơ sao đành
Mẹ tôi rồi đến các anh
Lần lượt theo gót Cha thành người xưa
Gia đình nay chỉ còn ba
Chị, anh, tôi nữa – đều già như nhau
Cố sao sống khỏe sống lâu
Thương Cha, nhớ Mẹ nhớ câu Người dạy:
... Ta sống trên thế gian này
Tu nhân tích đức cho đời mai sau
Làm phúc sẽ được sống lâu
Lấy TÂM làm gốc bắc cầu đi lên
Chớ nên khinh kẻ thấp hèn
Với người quyền thế chẳng nên khom mình
Sống sao trọn vẹn chữ tình
Hai chữ nhân - quả rập rình bên ta…
Bao điều răn dạy Mẹ Cha
Nhớ mãi từ nhỏ đến già chưa quên
Những điều dạy của Bề Trên* (*Cha Mẹ)
Cố sao nhắn nhủ cho con cháu mình
Luôn luôn nhớ đến cội nguồn
Sống sao xứng với tấm gương của Người
Để Người trên ấy được vui
Mát lòng, mát dạ ở nơi Suối vàng.
Hôm nay ngày giỗ của Người
Sáu sáu năm lẻ từ thời hy sinh
Bỏ mình vì cuộc chiến tranh
Vì dân vì nước để giành tự do
Kể từ khi ấy đến giờ
Biết bao biến đổi, làm ngơ sao đành
Mẹ tôi rồi đến các anh
Lần lượt theo gót Cha thành người xưa
Gia đình nay chỉ còn ba
Chị, anh, tôi nữa – đều già như nhau
Cố sao sống khỏe sống lâu
Thương Cha, nhớ Mẹ nhớ câu Người dạy:
... Ta sống trên thế gian này
Tu nhân tích đức cho đời mai sau
Làm phúc sẽ được sống lâu
Lấy TÂM làm gốc bắc cầu đi lên
Chớ nên khinh kẻ thấp hèn
Với người quyền thế chẳng nên khom mình
Sống sao trọn vẹn chữ tình
Hai chữ nhân - quả rập rình bên ta…
Bao điều răn dạy Mẹ Cha
Nhớ mãi từ nhỏ đến già chưa quên
Những điều dạy của Bề Trên* (*Cha Mẹ)
Cố sao nhắn nhủ cho con cháu mình
Luôn luôn nhớ đến cội nguồn
Sống sao xứng với tấm gương của Người
Để Người trên ấy được vui
Mát lòng, mát dạ ở nơi Suối vàng.
Thứ Năm, 18 tháng 12, 2014
* VĨNH BIỆT NGƯỜI BẠN YÊU QUÝ
VĨNH BIỆT LÊ HỒNG HÀ! |
Chiều thứ hai, 15-12 mình đang có chuyến du lịch ở Hạ Long với các sinh viên cũ thì điện thoại báo có tin nhắn. Mở ra thấy dòng chữ: "Chị Hoàn ơi, chị Hà em mất rồi!". Tôi bàng hoàng vì tin quá đột ngột. Một lúc sau Lê Anh Minh cho biết thêm, lâu nay Hồng Hà bị trầm cảm, mấy ngày qua vẫn đi làm, tối chủ nhật ngủ đến sáng thứ hai thì không dậy nữa! Ôi, không hiểu sao bà bạn bác sĩ lại vội vàng ra đi để lại bao đau xót cho bạn bè, người thân như thế. Hồng Hà ơi! Thế là không còn được gặp nhau nữa rồi. Lần cuối tôi gặp bạn cách đây đã mấy năm, tại đám cưới cháu Hiếu con trai Lê Anh Minh. Hôm ấy Hà có góp ý cho tôi về 1 bài viết về y học trên blog. Hà nói, tuy ở xa nhưng vẫn theo dõi blog của tôi ... Tôi và Hà sống với nhau không lâu nhưng có những kỷ niệm sâu sắc từ thời ở Lư Sơn. Có 3 đứa, Hà, tôi và 1 bạn nữa đã kết nghĩa "Vườn Đào" và đặt cho nhau 3 cái tên: "Na, Nở, Nụ". Hà là Nụ. Tôi nhớ cái nụ cười chúm chím của Hà rất dễ thương. Chúng tôi ở cùng 1 tổ nên luôn bên nhau, rất hợp nhau, cùng nhau nghĩ ra những trò nghịch ngợm rất vui, nhiều khi ôm nhau cười đến chảy nước mắt. Lúc ấy còn nhỏ lại xa gia đình sớm, thiếu tình cảm nên chúng tôi yêu quý nhau như chị em. Thế rồi chẳng được bao lâu chúng tôi đã phải xa nhau. Trước tiên là tôi được nhảy lên lớp 5 còn Hà ở lại lớp 4, tiếp nữa là tôi được sang LX học còn Hà ở lại Quế Lâm. Lúc sắp chia tay chúng tôi rất bịn rịn, nước mắt ngắn dài... Tôi đã giữ những dòng lưu bút của Hà, nó gợi lại những kỷ niệm không thể quên giữa chúng tôi về tuổi thơ ở Lư Sơn - Quế Lâm:
Để lại nỗi nhớ thương cho những người ở lại
Bao kỷ niệm xưa còn ghi trong ký ức
Nghe tin dữ trong lòng sao thổn thức
Từ nơi xa xin thắp một nén hương
Bao kỷ niệm xưa còn ghi trong ký ức
Nghe tin dữ trong lòng sao thổn thức
Từ nơi xa xin thắp một nén hương
Cầu mong Hà siêu thoát đến Thiên đường
Rũ hết mọi vấn vương nơi trần thế
Rồi một ngày kia ta gặp nhau nơi đó
Lại cùng nhau chia sẻ kỷ niệm xưa
Vĩnh biệt Hà! "Nụ" đã nở ra hoa
Kết thành quả và hôm nay rụng xuống.
Một lần nữa gửi Minh và gia quyến
Lời chia buồn thống thiết tự lòng tôi.
Rũ hết mọi vấn vương nơi trần thế
Rồi một ngày kia ta gặp nhau nơi đó
Lại cùng nhau chia sẻ kỷ niệm xưa
Vĩnh biệt Hà! "Nụ" đã nở ra hoa
Kết thành quả và hôm nay rụng xuống.
Một lần nữa gửi Minh và gia quyến
Lời chia buồn thống thiết tự lòng tôi.
Thứ Bảy, 13 tháng 12, 2014
* Cuối tuần đọc cho vui
PHÉP MÀU GIÁ BAO NHIÊU?
Một cô bé tám tuổi nghe cha mẹ mình nói chuyện về đứa em trai nhỏ. Cô bé chỉ hiểu rằng em mình đang bị bệnh rất nặng và gia đình cô không còn tiền. Chỉ có một cuộc phẫu thuật rất tốn kém mới cứu sống được em trai cô bé, và cha mẹ em không tìm ra ai để vay tiền. Do đó, gia đình em sẽ phải dọn đến một căn nhà nhỏ hơn vì họ không đủ khả năng tiếp tục ở căn nhà hiện tại sau khi trả tiền bác sĩ.
Cô bé nghe bố nói với mẹ bằng giọng thì thầm tuyệt vọng: “Chỉ có phép màu mới cứu sống được Andrew”. Thế là cô bé vào phòng mình, kéo ra một con heo đất được giấu kỹ trong tủ. Em dốc hết đống tiền lẻ và đếm cẩn thận.
Rồi cô bé lẻn ra ngoài bằng cửa sau để đến tiệm thuốc gần đó. Em đặt toàn bộ số tiền mình có lên quầy.
Người bán thuốc hỏi: “Cháu cần gì?”
Cô bé trả lời: “Em trai của cháu bệnh rất nặng và cháu muốn mua phép màu.”
- Cháu bảo sao? – Người bán thuốc hỏi lại.
- Em cháu tên Andrew. Nó bị một căn bệnh gì đó trong đầu mà ba cháu nói chỉ có phép màu mới cứu được nó. Phép màu giá bao nhiêu ạ?
- Ở đây không bán phép màu, cháu à. Chú rất tiếc – Người bán thuốc nở nụ cười buồn và tỏ vẻ cảm thông với cô bé.
- Cháu có tiền trả mà. Nếu không đủ, cháu sẽ cố tìm thêm. Chỉ cần cho cháu biết giá bao nhiêu?
Trong cửa hàng còn có một vị khách ăn mặc thanh lịch. Sau khi nghe câu chuyện, ông cúi xuống hỏi cô bé: “Em cháu cần loại phép màu gì?”
- Cháu cũng không biết nữa – Cô bé trả lời, rơm rớm nước mắt. “Nhưng em cháu rất cần phép màu đó. Nó bị bệnh nặng lắm, mẹ cháu nói rằng nó cần được phẫu thuật, và hình như phải có thêm loại phép màu gì đó nữa mới cứu được em cháu. Cháu đã lấy ra toàn bộ số tiền để dành của mình để đi tìm mua phép màu đó.”
- Cháu có bao nhiêu? – Vị khách hỏi. Cô bé trả lời vừa đủ nghe: “Một đô la mười một xu.”
Người đàn ông mỉm cười: “Ồ! Vừa đủ cho cái giá của phép màu”.
Một tay ông cầm tiền của cô bé, tay kia ông nắm tay em và nói: “Dẫn bác về nhà cháu nhé. Bác muốn gặp em trai và cha mẹ cháu. Để xem bác có loại phép màu mà em cháu cần không.”
Người đàn ông thanh lịch đó là Bác sĩ Carlton Armstrong, một phẫu thuật gia thần kinh tài năng. Ca mổ được hoàn thành mà không mất tiền, và không lâu sau Andrew đã có thể về nhà, khỏe mạnh.
Mẹ cô bé thì thầm: “Mọi chuyện diễn ra kỳ lạ như có một phép màu. Thật không thể tưởng tượng nổi.
Thật là vô giá!”. Cô bé mỉm cười. Em biết chính xác phép màu giá bao nhiêu. Một đô la mười một xu, cộng với niềm tin chân thành của một đứa trẻ, và lòng tốt của người bác sĩ.
Vị quan sáng suốt
Ngày xưa, có một người nông dân và một người thợ săn là hàng xóm của nhau. Người thợ săn nuôi một đàn chó săn rất dữ tợn và khó bảo, chúng thường nhảy qua hàng rào và rượt đuổi đàn cừu của người nông dân. Người nông dân bảo người hàng xóm của mình hãy trông nom đàn chó cẩn thận, nhưng xem ra những lời đó đều bị bỏ ngoài tai.
Một ngày nọ, đàn chó lại nhảy qua hàng rào, chúng đuổi cắn đàn cừu và làm nhiều con trong đàn bị thương nặng. Lúc này, người nông dân không thể chịu đựng thêm nữa. Anh ta bèn báo quan. Vị quan chăm chú lắng nghe đầu đuôi câu chuyện rồi nói:
“Ta có thể phạt người thợ săn và bắt anh ta xích hoặc nhốt đàn chó lại. Nhưng anh sẽ mất đi một người bạn và có thêm một kẻ thù. Anh muốn điều gì hơn: một người bạn hay một kẻ thù làm hàng xóm của mình?”
Người nông dân trả lời rằng anh muốn có một người bạn hơn. Vị quan phủ nghe vậy bèn phán:
“Được, vậy ta sẽ bày cho anh một cách để vừa bảo vệ an toàn cho đàn cừu, vừa giữ được một người bạn”. Người nông dân bèn nghe theo lời chỉ dẫn của vị quan.
Vừa về đến nhà, người nông dân liền thử làm theo những gì vị quan đã bày cho anh ta.
Anh ta bắt ba con cừu tốt nhất của mình và đem tặng chúng cho ba cậu con trai nhỏ của người hàng xóm.
Đám trẻ rất vui thích quấn quít chơi đùa bên mấy con cừu. Để bảo vệ cho đồ chơi mới của lũ trẻ, người thợ săn đã làm một cái cũi chắc chắn để nhốt đàn chó. Từ đó trở đi, đàn chó không bao giờ quấy rầy đàn cừu của người nông dân nữa. Cảm kích trước sự hào phóng của người nông dân với những đứa con của mình, người thợ săn thường mang chiến lợi phẩm mà anh ta săn được sang cho người nông dân.
Người nông dân đền đáp lại bằng thịt cừu và phô mai mà anh ta làm ra .
Chỉ trong một thời gian ngắn, hai người hàng xóm đã trở thành bạn tốt của nhau.
Có một câu ngạn ngữ thế này:
“Một người chỉ có thể cảm hóa và thu phục người khác bằng lòng tốt và thiện tâm”.
Người Mỹ cũng có một câu thành ngữ tương tự như thế:
“Người ta bắt được nhiều ruồi bằng mật hơn là bằng giấm”
Thuyết về chiếc xe rác
Một hôm, tôi nhảy lên được một xe tắc xi và phóng vội đến sân bay. Xe chúng tôi đang chạy đúng làn đường bên phải thì có một chiếc xe đen thui bỗng từ bãi đậu chồm ra ngay trước mũi xe. Bác tài xế tắc xi cuả tôi bèn đạp phanh, chiếc xe trôi đi và sượt qua chiếc xe kia trong gang tấc!
Người lái xe thò cổ ra nhìn lơ láo rồi chửi chúng tôi. Người lái taxi của tôi chỉ mỉm cười và còn vẫy tay chào. Tôi nghĩ bác ta quả thực là người tốt bụng.
Tôi bèn hỏi tại sao bác lại xử sự như vậy. Thằng cha kia suýt nữa đã làm tan nát chiếc xe cuả bác và đưa cả hai đứa chúng ta vào bệnh viện! Và đây là lúc bác tài đã dạy cho tôi một bài học mà tôi gọi là “Thuyết về chiếc xe rác”. Bác giải thích rằng nhiều người chẳng khác gì những chiếc xe rác! Họ chạy nghênh ngang ngoài đường, chứa đầy rác rưởi, đầy những thất vọng, bực bội và bất mãn! Rác rưởi càng đầy thì họ lại càng muốn tìm được nơi nào đó để đổ đi và đôi khi họ đổ ngay vào chính bạn! Vậy thì tại sao bạn lại phải hứng lấy cho mình nhỉ? Hãy mỉm cười, vẫy tay chào, chúc tốt lành, rồi đi tiếp! Nhớ đừng lấy rác của họ để rồi lại ném vào người khác, nơi làm việc, trong gia đình, hay trên đường phố!
Điểm cốt yếu cần nhớ là người thành công không để cho những chiếc xe rác rưởi làm mất thời gian của mình!
Cuộc đời ngắn lắm, đừng để mỗi sáng lại thức dậy cùng với những tiếc nuối.
Hãy yêu những người đã đối xử đẹp với bạn!
Hãy cầu nguyện cho những kẻ đối xử tệ với bạn!
Cuộc sống này chẳng qua chỉ có 10% là do bạn tạo ra, còn 90% là bạn phải chấp nhận và sẽ chấp nhận nó như thế nào!”
Cô ơi, nhà cô có nến không ạ?
Có một cô gái trẻ vừa chuyển đến nhà mới.Cô phát hiện ra hàng xóm nhà mình là một phụ nữ goá chồng, nghèo, sống với hai đứa con nhỏ.
Một ngày nọ, khu phố bị mất điện đột ngột. Cô gái trẻ đang lục lọi trong ngăn kéo bàn tìm nến. Đúng lúc đó có tiếng gõ cửa. Hoá ra là đứa bé nghèo con nhà hàng xóm. Nó hỏi:
"Cô ơi cô, nhà cô có nến không ạ?"
Cô gái nghĩ: "Nhà nó nghèo đến nỗi nến cũng không có mà dùng ư? Cho nhà nó một lần, lần sau nó lại sang xin nữa cho mà xem!"
"Không có!" cô xẵng giọng.
Cô đang định đóng cửa lại thì đứa trẻ chìa ra hai cây nến và rụt rè nói:
"Mẹ cháu sợ cô sống có một mình không sẵn nến nên bảo cháu mang sang cho cô dùng tạm."
Cô gái đứng sững sờ không nói được một lời ....
Cách chia hai đồng bạc...
Chú bé Lula ,sinh ra vào tháng 10 năm 1945, tại 1 gia đình nông dân ở Brazil .
Vì nhà nghèo, nên từ lúc mới 4 tuổi, thằng nhỏ đã phải đi bán đâu phụng ngoài đường, nhưng vẫn quần áo tả tơi, và thiếu ăn . Sau khi được lên tiểu học, lúc đó đã dọn lên thủ đô Rio de Janeiro, sau buổi học chú bé thường hay cùng với 2 người bạn cùng lứa đi đánh giầy ở đâu đường, hôm nào không có khách, thì coi như là nhịn đói.
Năm 12 tuổi, vào 1 buổi xế chiều, có 1 người khách, là chủ 1 tiệm giặt ủi và nhuộm áo quần đến chiếu cố, 3 đứa trẻ chạy lại chào hàng. Ông chủ tiệm nhin vào 3 cặp mắt van xin khẩn khoản đó, không biết quyết định chọn đứa nào. Cuối cùng ông ta nói : Đứa nào cần tiền nhất, thì tôi cho nó đánh giầy, và sẽ trả công 2 đồng.
Công đánh 1 đôi giầy chỉ có 20 xu, 2 đồng đúng là 1 món tiền rất lớn. 3 cặp mắt đều sáng lên. Một đứa nhỏ nói: từ sáng đến giờ cháu chưa được ăn gì cả, nếu không kiếm được tiền hôm nay, cháu sẽ chết đói ! Đứa khác nói : "Nhà cháu đã hết thức ăn từ 3 ngày nay, mẹ cháu lại đang bệnh, cháu phải mua thức ăn cho cả nhà tối nay, nếu không thì lại bị ăn đòn…“ .
Cậu Lula nhìn vào 2 đồng bạc trong tay ông chủ tiệm, nghĩ ngợi 1 lúc, rồi nói : “Nếu cháu được ông cho kiếm 2 đồng này, thì cháu sẽ chia cho 2 đứa mỗi đứa 1 đồng !!”Câu nói của Lula làm Ông chủ Tiệm và 2 đứa nhỏ kia rất là ngạc nhiên. Cậu giải thích thêm: “Tụi nó là bạn thân nhất của cháu, đã nhịn đói hết 1 ngày rồi, còn cháu thì hồi trưa còn ăn được ít đậu phụng, nên có sức đánh giầy hơn chúng nó, Ông cứ để cháu đánh đi, chắc chắn Ông sẽ hài lòng” Cảm động trước câu nói của thằng nhỏ, Ông chủ tiệm đã trả cho hắn 2 đồng bạc, sau khi được hắn đánh bóng đôi giầy. Và thằng nhỏ Lula giữ đúng lời, đã đưa ngay cho 2 đứa bạn mỗi đứa 1 đồng.
Vài ngày sau, Ông chủ Tiệm đã tìm đến thằng nhỏ Lula, nhận chú bé cứ sau buổi tan học là đến học nghề ở tiệm giặt nhuộm của ông ta, và bao cả bữa cơm tối. Tiền lương lúc học nghề tuy là rất thấp, nhưng so với đánh giầy thì khá hơn rất nhiều. Thằng bé hiểu rằng : Chính vì mình đã đưa tay giúp đỡ những người khốn đốn, nên mới đem đến cho mình cơ hội làm thay đổi cuộc đời.
Từ đó, miễn là có khả năng, chú bé Lula không ngần ngại giúp đỡ những người sống khốn khổ hơn mình. Sau, Lula nghỉ học đi làm thợ trong 1 nhà máy. Để bênh vực cho quyền lợi của những người thợ, cậu ta tham gia vào công-đoàn, năm 45 tuổi, Lula lập ra đảng Lao-Công.
Năm 2002, trong cuộc ứng cử tổng-thống, khẩu hiệu của Lula là : Ba bữa cơm no cho tất cả những người trong quốc gia này. Và đắc cử làm Tổng Thống xứ Brazil. Năm 2006 đắc cử nhiệm kỳ 2, cho 4 năm tới.
Trong 8 năm tại chức, Ông ta đã thực hiện đúng lời mình đã hứa : 93% trẻ em và 83% người lớn ở nước này được no ấm. Thực hành đúng tâm niệm : giúp đời !! Và nước Brazil dưới sự lãnh đạo của Ông đã không còn là "con khủng long nhai cỏ" mà đã trở nên "Con mãnh sư Mỹ Châu". Và xây nên nền kinh tế đứng thứ 10 trên thế giới. Luiz Inácio Lula da Silva: đó là tên đầy đủ của vị tổng thống Brazil ( 2002 - 2010 )
Chìa khóa để giữ được niềm vui
Tác giả chuyên mục nổi tiếng Sydney Harries và một người bạn dừng chân mua báo ở một quầy bán báo, người bạn mua xong rất lịch sự nói lời “cám ơn” nhưng người bán báo thì ngược lại, mặt lạnh như tiền không mở miệng nói một tiếng.
Hai người rời quầy báo tiếp tục đi, Sydney Harries nói: “Thái độ của người bán báo kỳ quặc quá nhỉ”
Anh bạn nói “Anh ta lúc nào cũng như vậy”.
Sydney Harries hỏi: “Vậy tại sao bạn vẫn tử tế với ông ta”?
Người bạn trả lời: “Tại sao tôi lại để ông ta quyết định hành vi của tôi chứ”?
Một người biết nắm chắc chìa khóa niềm vui của mình, thì người đó không đợi chờ người khác làm cho mình vui mà ngược lại mình còn có khả năng đem niềm vui đến cho người khác.Trong tâm của mỗi người đều có “chìa khóa của niềm vui”, nhưng chúng ta lại không biết nắm giữ mà đem giao cho người khác giữ.
Một người phụ nữ luôn miệng trách móc: “Tôi khổ lắm, vì chồng tôi thường xuyên vắng nhà!”. Bà ta đã đem chìa khóa niềm vui của mình đặt vào tay chồng.
Một người mẹ khác thì nói:“Con trai tôi không biết nghe lời, làm cho tôi luôn bực mình!” Bà ta đã trao chìa khóa niềm vui của mình vào tay con trai.
Một nhân viên công ty than thở: “Tôi chán nản vì công ty không thăng chức cho tôi...!” Anh ta lại đem chìa khóa niềm vui của cuộc đời mình nhét vào tay ông chủ.
Bà cụ kia than thở: “con dâu tôi không hiếu thuận, cuộc đời tôi sao mà khổ!”.
Một thanh niên trẻ từ tiệm sách bước ra, miệng lầu bầu: “Thái độ phục vụ của ông chủ đó thật đáng ghét...”
…
Những người này đều có một cách làm giống nhau, đó là để người khác khống chế tâm trạng của mình. Lúc chúng ta cho phép người khác làm điều đó, chúng ta sẽ có cảm giác như mình là người bị hại. Trước tình hình đó, chúng ta không có cách gì ngoài việc trách móc và bực bội. Đó là sự chọn lựa duy nhất của chúng ta.
Chúng ta bắt đầu trách móc người khác có nghĩa là chúng ta đưa ra một yêu cầu là “Tôi khổ như vậy là do người nào đó và họ phải chịu trách nhiệm về nổi khổ này của tôi”! Vậy là chúng ta đã đem trách nhiệm trọng đại phó thác cho những người xung quanh và yêu cầu họ làm cho chúng ta vui. Chúng ta dường như thừa nhận mình không có khả năng làm chủ mình, mà chỉ có thể nhờ người nào đó xếp đặt và chi phối mình. Những người như thế làm người khác không muốn tiếp cận, hơn nữa nhìn mà thấy ngại ngùng.
Một người biết nắm chắc chìa khóa niềm vui của mình thì không đợi chờ người khác làm cho mình vui mà ngược lại mình còn có khả năng đem niềm vui đến cho người khác. Tinh thần người đó ổn định, biết chịu trách nhiệm về chính mình không đỗ lổi cho người khác; biết làm chủ cảm xúc và biết tạo ra và giữ được niềm vui cho chính mình, như thế thì trong cuộc sống và công việc hằng ngày người đó sẽ thảnh thơi vui vẻ, không chịu áp lực của ai cả.
Chìa khóa của bạn ở đâu rồi? Đang nằm trong tay người khác phải không? Hãy nhanh lên mà lấy lại bạn nhé!!!
MỘT CÂU CHUYỆN CÓ THẬT
(XẢY RA VÀO NĂM 1892 TẠI ĐẠI HỌC STANFORD)
Có một cậu học sinh 18 tuổi đang gặp khó khăn trong việc trả tiền học. Cậu ta là một đứa trẻ mồ côi, và cậu ta không biết đi nơi đâu để kiếm ra tiền. Thế là anh chàng này bèn nảy ra một sáng kiến. Cậu ta cùng một người bạn khác quyết định tổ chức một buổi nhạc hội ngay trong khuôn viên trường để gây quỹ cho việc học.
Họ tìm đến người nghệ sĩ dương cầm đại tài Ignacy J. Paderewski.
Người quản lý của Paderewski yêu cầu một khoản phí bảo đảm $ 2.000 để cho ông ấy biểu diễn. Sau khi họ thỏa thuận xong, hai người sinh viên ấy bắt tay ngay vào công việc chuẩn bị để cho buổi trình diễn được thành công.
Ngày trọng đại ấy cuối cùng đã đến. Paderewski đã biểu diễn tại Stanford. Thế nhưng không may là vé vẫn chưa được bán hết. Sau khi tổng kết số tiền bán vé lại, họ chỉ có được $ 1.600. Quá thất vọng, họ đến chỗ của Paderewski để trình bày hoàn cảnh của mình. Hai người sinh viên ấy đưa Paderewski toàn bộ số tiền bán vé, cùng với giáy biên nợ $ 400, và hứa rằng họ sẽ trả số nợ ấy sớm nhất có thể.
“KHÔNG”, Paderewski nói. “Cái này không thể nào chấp nhận được”. Ông ta xé tờ giấy biên nhận nợ và trả lại $ 1.600 cho hai chàng thanh niên và nói : “Đây là 1.600 đô, sau khi trừ hết tất cả các chi phí cho buổi biểu diễn thì còn bao nhiêu các cậu cứ giữ lấy cho việc học. Còn dư bao nhiêu thì hãy đưa cho tôi”. Hai cậu sinh viên ấy vô cùng bất ngờ, xúc động cảm ơn Paderewski.
Đây chỉ là một việc làm nhỏ, nhưng đã chứng minh được nhân cách tuyệt vời của Paderewski.
Tại sao ông ấy có thể giúp hai người mà ông ấy thậm chí không hề quen biết. Chúng ta tất cả đều đã bắt gặp những tình huống như vậy trong cuộc sống của mình. Và hầu hết chúng ta đều nghĩ : "Nếu chúng ta giúp họ, chúng ta sẽ được gì ?”. Thế nhưng, những người vĩ đại họ lại nghĩ khác : "Giả sử chúng ta không giúp họ, điều gì sẽ xảy ra với những con người đang gặp khó khăn ấy ?". Họ không mong đợi sự đền đáp, Họ làm chỉ vì họ nghĩ đó là việc nên làm, vậy thôi.
Người nghệ sĩ dương cầm tốt bụng Paderewski hôm nào, sau này trở thành Thủ Tướng của Ba Lan. Ông ấy là một vị lãnh đạo tài năng. Thế nhưng không may chiến tranh thế giới nổ ra, và đất nước của ông bị tàn phá nặng nề. Có hơn một triệu rưỡi người Ba Lan đang bị chết đói, và bây giờ chính phủ của ông không còn tiền để có thể nuôi sống họ được nữa. Paderewski không biết đi đâu để tìm sự giúp đỡ. Ông ta bèn đến Cơ Quan Cứu Trợ Lương Thực Hoa Kỳ để nhờ sự trợ giúp.
Người đứng đầu cơ quan đó là Herbert Hoover, người sau này trở thành Tổng Thống Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ. Ông Hoover đồng ý giúp đỡ và nhanh chóng gửi hàng tấn lương thực để cứu giúp những người Ba Lan đang bị đói khát ấy.
Thảm họa cuối cùng cũng đã được ngăn chặn. Thủ Tướng Paderewski lúc bấy giờ mới cảm thấy nhẹ nhõm. Ông bèn quyết định đi sang Mỹ để tự mình cảm ơn ông Hoover vì cử chí cao quý của ông ấy, đã giúp đỡ người dân Ba Lan trong những lúc khó khăn. Thế nhưng khi Paderewski chuẩn bị nói câu cảm ơn thì ông Hoover vội cắt ngang và nói : “Ngài không cần phải cảm ơn tôi đâu, thưa ngài Thủ Tướng. Có lẽ ngài không còn nhớ, nhưng nhiều năm trước, ngài có giúp đỡ hai cậu sinh viên trẻ tuổi ở bên Mỹ được tiếp tục đi học, và tôi là một trong hai chàng sinh viên đó đấy ”.
Thứ Năm, 11 tháng 12, 2014
* 16 điều cần biết khi uống nước
16 điều liên quan với việc uống nước.
Không nên coi thường việc uống nước. Nhiều điều dù đã biết vẫn nên nhắc lại để không chủ quan. Cụ thể là những quan niệm sai lầm khi uống nước có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe mà ta cần tránh.
NHỮNG ĐIỀU NÊN BIẾT:
1. Không uống nước đun đi đun lại nhiều lần: Nước đun đi đun lại nhiều lần sẽ làm cho nồng độ nitrat và các kim loại nặng trong nước tăng lên, khi vào cơ thể sẽ làm cho tim đập nhanh, khó thở...
2. Không phải lúc nào cũng cần uống 8 ly nước mỗi ngày: Lượng nước cần thiết đối với mỗi người khác nhau. Lượng nước cơ thể cơ thể cần phụ thuộc vào kích thước và trọng lượng của mỗi người. Bạn cũng nên trừ hao lượng nước từ các loại thực phẩm giàu nước và trái cây, dù chúng không thể thay thế nước hoàn toàn.
3. Không đợi khát mới uống nước: Theo PGS. TS. Nguyễn Xuân Ninh, Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia: 'Khi tiêu thụ một lượng nước lớn trong thời gian ngắn mà không bổ sung các chất điện giải sẽ gây nên ngộ độc nước'. Thiếu nước trong thời gian dài khiến cơ thể mệt mỏi, kiệt sức và có nguy cơ mắc bệnh về tim mạch.
4. Không phải cứ uống càng nhiều nước là càng tốt: Tình trạng dư thừa nước tự do trong cơ thể sẽ gây ra rối loạn các chất điện giải trong máu. Nồng độ các thành phần điện giải này trong máu có thể thấp do bị nước pha loãng, ảnh hưởng đến các tế bào và hoạt động của tế bào trong cơ thể, đặc biệt là tế bào não.
5. Không uống nước ngay lúc vừa đun sôi: Đây là thói quen xấu làm tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư rất nguy hiểm do lúc này chất clo dùng để khử trùng nước sẽ kết hợp với các hợp chất hữu cơ có sẵn trong nước tạo nên hợp chất gây ung thư như halogen hóa hydrocacbon, cloroform cực kỳ nguy hiểm.
6. Nên uống nước trước khi đi ngủ: Uống một lượng nước nhỏ trước khi ngủ có tác dụng làm nhuận đường hô hấp, máu tuần hoàn tốt hơn từ đó khiến bạn ngủ ngon hơn, mặt khác khi bạn ngủ cơ thể sẽ rất dễ bị mất nước khiến các hệ cơ quan hoạt động uể oải, thiếu nhịp nhàng về lâu dài có hại cho sức khỏe.
7. Không uống nước ngọt thay nước lọc: Trong nước ngọt có nhiều hóa chất khiến cơ thể hồi hộp, tim đập nhanh, tạo cảm giác phấn chấn giả và sau đó bạn cảm thấy mệt mỏi hơn. Ngoài ra, hầu hết nước ngọt có gas có thể làm cho bạn bị đầy hơi, khó tiêu, hấp thu dưỡng chất kém, lượng đường lớn còn gia tăng khả năng béo phì, bệnh tiểu đường.
8. Nên uống nước ngay sau khi ngủ dậy: Cơ thể bạn trải qua một đêm dài không được cung cấp nước trong khi hoạt động của các hệ cơ quan vẫn diễn ra bình thường. Chất thải trong cơ thể đang cần được rửa sạch. Uống nước ngay sau khi ngủ dậy không chỉ có tác dụng cung cấp nước mà còn giúp cơ thể bạn giải độc một cách hiệu quả.
9. Không uống nhiều nước sau khi vận động: Uống nước ngay sau khi tập thể dục hoặc chơi thể thao sẽ tạo áp lực cho tim và ảnh hưởng đến các bộ phận khác của cơ thể. Do đó, hãy nghỉ ngơi một chút rồi uống nước để bù đắp lượng nước đã mất qua mồ hôi.
10. Không uống nước trong lúc ăn: Hệ tiêu hóa sẽ bị 'đe dọa', nhất là hoạt động của dạ dày nếu bạn có thói quen uống nước trong lúc ăn. Vì theo các nhà khoa học, nước sẽ pha loãng các dịch vị được tiết ra để tiêu hóa thức ăn. Đồng thời làm tăng lượng insulin trong cơ thể và tích tụ chất béo.
11. Không uống nước quá lạnh: Làm giảm hoạt động của các tuyến tiết dịch, dẫn đến tình trạng khô, rát họng, viêm họng. Ngoài ra còn làm các vi mạch máu trong dạ dày bị co thắt đột ngột, làm giảm chức năng tiêu hóa. Dẫn đến các bệnh như đau bụng, tiêu chảy.
12. Không uống nước trong chai nhựa: Chai nhựa được làm từ polyester có thể gây hại cho cơ thể khi gặp nhiệt độ cao nếu như chúng không được sản xuất đúng theo quy chuẩn.
13. Không uống nước để lâu: Nước để lâu thường là nước đóng chai bán sẵn. Tuy nhiên, không phải hãng sản xuất nước đóng chai nào cũng đảm bảo được về độ an toàn. Cho dù có được quảng cáo là đã tiệt trùng thì lượng vi khuẩn trong nước cũng sẽ vẫn còn, và một thời gian sẽ sinh sôi.
14. Không uống lâu dài nước đã được lọc sạch : Mặc dù các loại nước này đã được loại bỏ tạp chất, nhưng cũng lấy đi nhiều nguyên tố vi lượng cần thiết cho cơ thể. Uống nhiều bạn sẽ thiếu canxi, môi trường kiềm và axit trong cơ thể mất cân bằng, giảm sức đề kháng, lão hóa nhanh.
15. Cần uống nước ngay sau khi ăn quá mặn: Ăn quá mặn có thể làm tăng huyết áp, sưng miệng, giảm cảm giác thèm ăn… Vì vậy sau khi ăn đồ ăn mặn điều cần làm trước tiên là phải uống nước lọc.
16. Không nhầm lẫn giữa việc ăn và uống: Mặc dù các loại thức ăn chứa nhiều nước có thể bổ sung nước cho cơ thể nhưng chúng không thể thay thế nước hoàn toàn. Bạn cần uống nước ngay cả khi đã ăn nhiều loại trái cây, thực phẩm nhiều nước.
- 2 cốc nước lúc ngủ dậy – giúp các bộ phận cơ thể hoạt động tốt
- 1 cốc nước 30 phút trước khi ăn – giúp tiêu hóa tốt
- 1 cốc nước trước khi tắm – giúp giảm huyết áp
- 1 cốc nước trước khi đi ngủ - tránh cơn đau tim, đồng thời giúp tránh chuột rút chân khi ngủ.
LƯU Ý THÊM
LỜI KHUYÊN CỦA BÁC SĨ :
Uống:
- 2 cốc nước lúc ngủ dậy – giúp các bộ phận cơ thể hoạt động tốt
- 1 cốc nước 30 phút trước khi ăn – giúp tiêu hóa tốt
- 1 cốc nước trước khi tắm – giúp giảm huyết áp
- 1 cốc nước trước khi đi ngủ - tránh cơn đau tim, đồng thời giúp tránh chuột rút chân khi ngủ.
Thứ Hai, 8 tháng 12, 2014
* SỐNG LÂU TRĂM TUỔI NHỜ BÀI THỞ
Bài tập đơn giản mà tập lúc nào cũng được
Sống lâu không cần người thay tã
Tác Giả: Theo Bác Sĩ Nguyễn Khắc Viện
Sống thêm 50 năm chỉ nhờ... lối thở dưới đây:
Thót bụng - thở ra,
Phình bụng - thở vào.
Hai vai - bất động,
Chân tay - thả lỏng.
Êm chậm - sâu đều,
Tập trung theo dõi,
Luồng ra luồng vào,
Bình thường - qua mũi,
Khi gấp - qua mồm.
Đứng ngồi hay nằm,
Ở đâu cũng được,
Lúc nào cũng được!
Bị lao phổi, sau 7 lần mổ, bác sĩ Nguyễn Khắc Viện chỉ còn một góc phổi bên trái, mất 8 xương sườn. Bệnh viện bảo ông chỉ còn sống được hai năm. Thế nhưng ông đã sống đến tuổi 85 chỉ nhờ một bài thở cổ xưa.
Ông sinh năm 1913 tại Hà Tĩnh, học Đại học Y khoa Hà Nội rồi sang Pháp tiếp tục học, tốt nghiệp bác sĩ Nhi khoa năm 1941. Năm 1942, ông bị lao phổi nặng, điều trị ở Bệnh viện Saint Hilaire du Touvet, Grenoble.
Thời đó, bệnh lao chưa có thuốc chữa. Từ năm 1943 đến 1948, ông phải chịu mổ bảy lần, cắt bỏ tám xương sườn, cắt bỏ toàn bộ lá phổi bên phải và một phần ba lá phổi bên trái. Các bác sĩ Pháp bảo ông chỉ có thể sống được hai năm nữa.
Trong thời gian nằm chờ chết, ông đã tìm ra phương pháp thở để tự chữa bệnh cho mình. Và kết quả là ông đã sống đến tuổi 85 mới mất (1997), nghĩa là sống thêm được 50 năm nữa.
Ông là bác sĩ, đồng thời là một nhà văn, nhà báo, nhà hoạt động xã hội rất nhiệt tâm. Ông là cố vấn của bộ môn tâm lý - xã hội học, tại Trung tâm đào tạo và bồi dưỡng cán bộ y tế TP HCM, (nay là Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch).
Trong lúc nhiều người giảng bài, nói chuyện, hội họp, làm việc... thấy uể oải, hụt hơi, thì một người chỉ còn hai phần ba lá phổi, chỉ còn gần một nửa "dung tích sống" như ông lại vẫn ung dung, thư thái.
Những buổi hội họp dông dài, vô bổ, ông chỉ ngồi... thở, nhờ vậy mà ông không bị stress, không bị mệt. Ông bảo sau này khi ông mất đi, điều quan trọng ông để lại không phải là những tác phẩm văn học, triết học này nọ, mà chính là bài vè dạy thở chỉ với 12 câu.
Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc, bạn đồng nghiệp với bác sĩ Viện, kể lại: "Trước kia, tôi cũng chỉ nghe để mà nghe chớ chẳng thực hành. Rồi một lần tôi bị tai biến nặng, phải nằm viện dài ngày, lúc đó tôi mới thử đem ra áp dụng. Quả có điều kỳ diệu!"
Phương pháp này giúp ông thảnh thơi hơn, ít nhọc mệt hơn và sức khỏe tốt hơn. Trong thời gian dưỡng bệnh, các bạn đồng nghiệp cho rất nhiều thuốc, nhưng ông chỉ chọn một vài món thực sự cần thiết, còn thì chỉ dùng phương pháp thở để tự chữa bệnh cho mình.
Phương pháp thở của bác sĩ Nguyễn Khắc Viện thực ra không phải là điều hoàn toàn mới. Nó chỉ là một sự tổng hợp của Khí Công, Thiền, Yoga, Dưỡng Sinh... của Đông phương từ ngàn xưa, được nhìn bằng sinh lý học hô hấp hiện đại của một người thầy thuốc.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)