Thứ Tư, 31 tháng 12, 2008

* Thải độc ngũ tạng


Kỳ diệu: "Trẻ hóa", thải độc ngũ tạng nhờ một động tác đơn giản

Các chuyên gia Đông y thường nói, hãy tận dụng hết chức năng của ngón tay bạn trước khi dùng đến kim tiêm.

Điều này để nhấn mạnh rằng, giải pháp đầu tiên và quan trọng nhất chính là phòng bệnh chứ không phải chữa bệnh.

Không những thế, với những ngón tay nhỏ bé, bạn có thể mát xa các huyệt vị trên cơ thể hàng ngày một cách vô cùng đơn giản, nhưng sẽ mang tới những hiệu quả tuyệt vời.

Những vị trí trên bàn tay đều có chức năng kết nối với các bộ phận nội tạng (Ảnh minh họa)

Bất kỳ thời gian nào trong ngày, nếu rảnh tay là bạn có thể tự "phòng, khám và chữa" bệnh cho chính mình.

Trên cơ thể có hàng chục huyệt vị, mỗi một điểm như vậy có những chức năng, nhiệm vụ và sự kết nối với các bộ phận nội tạng khác nhau.

Cùng với sự tăng dần của tuổi tác, các chức năng của các cơ quan trên cơ thể dần bị thoái hóa, hệ thống miễn dịch giảm dần.

Vì vậy, cách mà các chuyên gia Đông y hướng dẫn chúng ta chính là hãy chăm sóc các bộ phận cơ thể hàng ngày thay vì chờ đến khi ốm đau, phát bệnh mới điều trị.

Mỗi một huyệt vị là cơ quan đại diện cho một số bộ phận trên cơ thể. Nếu biết "tận dụng" ưu điểm của các huyệt vị này, chúng ta hoàn toàn có thể mát xa để chống lão hóa, thải độc, phòng và chữa bệnh vô cùng hiệu quả.
Trên bàn chân cũng có những "sợi dây" liên lạc mật thiết với nội tạng (Ảnh minh họa)

1. Dưỡng lá lách: Huyệt Thương khâu

Vị trí của huyệt Thương khâu ở gần ngay dưới hõm ở mắt cá chân, bạn có thể xem hình minh họa để xác định điểm chính xác.

Khi xoa bóp vị trí này, sẽ giúp làm cho khí huyết đi từ lá lách đến cách kinh mạch và ngược lại.

Ưu điểm nổi bật nhất là giúp cho cơ thể giải quyết tình trạng bị đầy bụng, ruột nôn nao, tiêu chảy, viêm dạ dày, viêm ruột, khó tiêu, táo bón và các bệnh khác.

Hàng ngày bạn nên xoa bóp khoảng 3-5 lần, mỗi lần 3 phút, lần lượt mát xa thay đổi cho cả 2 chân. Bấm cường độ vừa phải, khi có cảm giác mỏi tê thì dừng lại.
Vị trí huyệt Thương khâu: Chấm đỏ trên mắt cá chân (Ảnh minh họa)

2. Dưỡng thận: Huyệt Dũng tuyền

Huyệt Dũng tuyền nằm ở điểm thấp nhất trên cơ thể, giữa hõm gan bàn chân ở 1/3 phía trước. Xem hình minh họa để tìm chính xác ví trí.

Điểm này tương đối nhạy cảm, cường độ bấm chỉ nên làm nhẹ nhàng một cách vừa đủ, thực hiện khoảng 5 phút mỗi ngày, có tác dụng đặc biệt trong việc giải độc thận.

Thời gian giải độc thận thích hợp nhất là trước 5 – 7 giờ sáng. Vì thế, nếu muốn phòng ngừa các bệnh về thận thì bạn phải "chịu khó" dậy sớm, uống một cốc nước lọc ấm và thực hiện mát xa ngay.
Vị trí huyệt Dũng tuyền (Ảnh minh họa).

3. Dưỡng phổi: Huyệt Hợp cốc

Huyệt Hợp cốc nằm giữa vùng hõm của ngón trỏ và ngón cái, còn có tên gọi khác là Hổ khẩu.

Có thể dùng cách đan hai ngón trỏ và ngón cái của tay này vào tay kia rồi bóp, ấn mạnh.

Mát xa huyệt vị này có tác dụng giảm đau rất tốt, thúc đẩy trao đổi chất, loại bỏ độc tố trong phổi và các cơ quan nội tạng khác, điều trị triệu chứng chóng mặt và buồn ngủ.

Người hút thuốc lá hoặc làm việc trong môi trường độc hại thì càng phải "quan tâm và chăm sóc" huyệt vị này mỗi ngày.

VỊ trí huyệt Hợp cốc (Ảnh minh họa).

4. Dưỡng gan: Huyệt Thái xung

Huyệt Thái xung nằm trên lưng bàn chân ở vị trí giữa xương nối ngón chân cái và ngón chân thứ 2. Xem hình mình họa để nhận biết điểm chính xác.

Mát xa huyệt vị này có tác dụng tốt nhất trong việc giải độc gan, loại bỏ hỏa khí làm cơ thể bốc hỏa và nóng trong, hạ huyết áp, những người có tính khí nóng nảy thì nên thường xuyên bấm huyệt này.

Dùng ngón tay day bấm huyệt trong khoảng 4 phút với một lực nhẹ vừa đủ, đến khi cảm thấy hơi đau một chút thì dừng lại.

Vị trí huyệt Thái xung (Ảnh minh họa).

5. Dưỡng tim: Huyệt Thiếu phủ

Huyệt Thiếu phủ nằm trên đường chỉ tay giao giữa ngón út và ngón đeo nhẫn. Xem hình minh họa để xác định chính xác vị trí.

Khi bấm huyệt này nên dùng lực hơi mạnh một chút, thay đổi tay xen kẽ đều trong trong mỗi lần bấm.

Huyệt Thiếu phủ thuộc về "kinh thủ thiếu âm tâm", mát xa thường xuyên có tác dụng rất tốt trong việc chữa bệnh về tim mạch như tim đập không đều, rối loạn nhịp tim, đau thắt ngực và các bệnh tim mạch khác.

Vị trí huyệt Thiếu phủ (Ảnh minh họa).

Các chuyên gia Đông y có quan niệm rằng, huyệt vị là điểm nhỏ nhất nhưng lại có công dụng tốt nhất, hãy tận dụng nó để thải độc và bảo dưỡng các bộ phận bên trong nội tạng.

Mỗi ngày bạn dành ra ít phút kiên trì bấm huyệt, hiệu quả mang lại cho sức khỏe sẽ không thể đo đếm hết được và rất bất ngờ.


Lịch "làm việc" của các cơ quan trong cơ thể (đăng lại):

Để biết cách chăm sóc tốt nhất cho các bộ phận trên cơ thể ngay từ khi bạn còn trẻ và khỏe mạnh, hãy nhớ lại "lịch làm việc" của các bộ phận cơ thể và hỗ trợ chúng làm việc hiệu quả nhất.

- Từ 21 - 23 giờ là thời gian thải độc của hệ thống miễn dịch (lympha), thời điểm này bạn nên ở những nơi yên tĩnh, nghe nhạc hoặc ngủ.

- Từ 23 giờ đêm – 1 giờ sáng là thời điểm giải độc của gan, lúc này bạn nhất thiết phải ở trong trạng thái đang ngủ say. 

- Từ nửa đêm đến đến 4 giờ sáng là thời điểm tụy tạo máu vì thế phải ngủ sâu giấc, không nên thức khuya.

- Từ 1 - 3 giờ sáng là thời điểm thải độc của mật, lúc này bạn nhất thiết phải ở trong trạng thái đang ngủ say.

- Từ 3 - 5 giờ sáng là thời điểm giải độc của phổi vì thế với người bị ho thì đây là thời điểm ho dữ dội nhất, vì công việc thải độc đang thực hiện tại phổi, không nên uống thuốc ho lúc này để tránh làm ảnh hưởng đến quá trình thải độc. 

- Từ 5 - 7 giờ sáng là thời điểm thải độc của đại tràng, đây là thời điểm tốt nhất để bạn đi đại tiện, làm sạch đại tràng để đón chào một ngày mới. 

- Từ 7 - 9 giờ sáng là thời điểm ruột non hấp thu lượng lớn dưỡng chất vì thế không nên bỏ qua bữa sáng. Người bệnh nên ăn sáng lúc sớm trước 6:30 sáng, người khỏe mạnh thì nên ăn trước 7:30. 

Người thường xuyên không ăn sáng nên thay đổi thói quen này, cho dù là ăn muộn lúc 9 - 10 giờ thì cũng vẫn nên ăn. 

Đây là một liệu trình bảo dưỡng và duy trì sức khỏe của 5 cơ quan quan trọng nhất trong nội tạng. Nếu muốn có một sức khỏe tốt, bạn hãy dành thời gian để thực hiện mát xa và nghỉ ngơi phù hợp theo "lịch" của ngũ tạng.


Theo HEALTH

Thứ Ba, 24 tháng 6, 2008

* Nguy hại của việc đánh con

Nỗi đau tột cùng: Bé 2 tuổi bị LIỆT suốt đời sau cái ‘VỖ MÔNG’ quen thuộc của mẹ, hối hận thì đã muộn

Đánh vào mông con tưởng vô hại nhưng để lại những hậu quả khôn lường về sức khỏe, tâm lý và những tác động tinh thần dai dẳng.

Đánh vào mông con tưởng vô hại nhưng để lại những hậu quả khôn lường về sức khỏe, tâm lý và những tác động tinh thần dai dẳng.


Có nhiều bậc cha mẹ khó kiềm chế được cảm xúc của mình mỗi khi con làm mình bực tức rồi ra tay đánh con. Mặc dù đây chỉ là những cái tát nhẹ vào mông nhưng cũng vô tình gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng về thể chất lẫn tinh thần của trẻ.

Được biết, bé B.B là đứa trẻ rất dễ thương, bố bé vì quá bận công việc nên nhiệm vụ chăm sóc bé dồn hết cho người mẹ. Tuy nhiên, người mẹ trẻ này lại rất ít kinh nghiệm trong việc chăm con. Một lần, vào buổi trưa, người mẹ đang nghỉ trưa thì đứa trẻ khóc ré lên vì nó mắc tiểu. Nghĩ không sao nên người mẹ này tiếp tục ngủ, đến khi tỉnh dậy, lại xem thì con đã tè ướt đệm. Cơn tức giận nổi lên, chị đánh vài cái vào mông con. Ban đầu, người mẹ này vẫn nghĩ mọi chuyện bình thường, thế nhưng mãi sau đó 2 tiếng, bé vẫn khóc mà dỗ hoài không nín. Bắt đầu thấy lo lắng, chị nhanh chóng gọi điện cho chồng để đưa bé đến bệnh viện. Sau cuộc kiểm tra, bác sĩ nói rằng phần cột sống của bé đã bị tổn thương, phần dưới thắt lưng không có phản ứng, cháu bé đã bị liệt. Nghe tin, người mẹ vô cùng đau đớn và hối hận vô cùng vì hành động của mình.

Các bậc cha mẹ thường cho rằng mông nhiều thịt, ít đụng đến xương nên việc đánh vào mông trẻ là một cách để răn đe và trừng phạt con, giúp chúng ngoan ngoãn và biết nghe lời hơn. Nhưng quan niệm này thực sự là một sai lầm. Mông nằm gần thận và khi tác động lực mạnh vào đó có thể gây hại cho cả thận. Hơn nữa chúng ta cũng không xác định được đánh trẻ đúng phần mông vì trẻ con sợ đau có thể giãy người và vô tình bố mẹ đánh trúng những bộ phận khác. Như câu chuyện trên, chúng ta có thể hiểu được hành động này có thể gây thương tật cho trẻ. Trong trường hợp, cha mẹ không thể kiểm soát được cảm xúc của mình mà dùng quá nhiều lực để giáng đòn lên con thì chuyện xấu nhất có thể xảy ra. Điều này có thể dẫn đến tụ máu cục bộ, cản trở quá trình lưu thông máu, viêm da hoại tử, nặng hơn là gây ra những tổn thương cho hệ thần kinh ở vùng hông, lưng thậm chí là gây liệt và những hậu quả nghiêm trọng khác.

Đánh vào mông trẻ – hành động tưởng vô hại nhưng để lại hậu quả khôn lường

1. Đánh vào mông con làm giảm chỉ số IQ của trẻ


Đánh vào mông con là hình thức trừng phạt trẻ có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ, làm giảm chỉ số IQ của trẻ.

Phần mô não được nằm trong khoang sọ của hộp sọ, phần này được kết nối với cột sống của trẻ thông qua lỗ magnum. Nếu cha mẹ tác động một lực mạnh, đột ngột lên phần mông của trẻ thì lực này sẽ truyền qua cột sống atlanto-chẩm doanh, có thể gây ra các biến dạng tổng thể của hộp sọ, gây thiệt hại cho thân não và như thế hậu quả của việc đánh đòn vào mông trẻ có thể trở thành một thảm họa.

Trong năm 2010, nhóm chuyên gia tại Hoa Kỳ đã công bố kết quả của cuộc nghiên cứu với 1510 trẻ em trong 4 năm. Kết quả cho thấy, trong số 1510 trẻ này có 806 trẻ trong độ tuổi 2 – 4 không bị trừng phạt bằng hình thức bạo lực thân thể có chỉ số IQ cao hơn 5 điểm so với những trẻ bị cha mẹ đánh đập. Vậy thử hỏi, một đứa trẻ lớn lên bằng đánh đập làm thế nào để có một cuộc sống lành mạnh?

2. Đánh vào mông con gây tổn hại tinh thần dai dẳng


Không chỉ là những đau đớn về da thịt, phương pháp giáo dục con sai lầm này còn để lại những hậu quả nghiêm trọng về tinh thần cho trẻ.

Việc đánh con hoặc sử dụng các phương pháp giáo dục bằng bạo lực nói chung sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển tâm lý của trẻ, thậm chí là những tổn thương tinh thần dai dẳng. Đánh con sẽ làm “rạn nứt” mối quan hệ thân mật giữa cha mẹ và con cái. Trẻ em vốn rất dễ bị nhạy cảm, chúng có thể bị tổn thương tinh thần vì những hành động tưởng là “yêu thương cho roi cho vọt” của người lớn. Trong suy nghĩ của chúng thường có sự phân biệt rất rõ ràng giữa yêu thương và roi vọt. Một đứa trẻ lớn lên trong sự đánh đập rất dễ thiếu tự tin, luôn sống trong tự ti và thậm chí là bị trầm cảm

Mặc dù nhiều cha mẹ cho rằng hành động này chỉ để đe dọa con nhưng thực chất nó có thể làm trẻ sợ hãi, kích thích não bộ của trẻ, gây căng thẳng và chán nản. Nếu cha mẹ thường xuyên đánh con thì việc trẻ bắt chước người lớn cũng là điểu hiển nhiên. Một nghiên cứu gần đầy của Đại học New Hampshire ở Durham cũng cho thấy những đứa trẻ bị đánh vào mông khi lớn lên có nguy cơ tham gia vào các vấn đề bạo lực, những hành động nguy hiểm là rất cao.

3. Đánh vào mông bé trai có thể dẫn đến vô sinh


Đôi khi cha mẹ đánh vào mông trẻ thường bắt con phải nắm sấp trên giường hoặc ghế dài mà không hề biết việc nằm sấp thể này có thể làm tổn thương t.i.n.h h.o.a.n do các vật liệu cứng ở phía dưới gây ra. Hậu quả là t.i.n.h h.o.a.n bị tổn thương, tụ máu t.i.n.h h.o.a.n và nặng nhất là dẫn đến nguy cơ vô sinh ở bé trai.

Tóm lại, nếu cha mẹ vẫn có thói quen đánh vào mông con thì nhớ rằng không thể đánh vào phần cơ thể này của trẻ. Với tư cách là người làm cha làm mẹ, chúng ta có thể nhớ về tuổi thơ của mình đã từng bị đánh đập thế nào? Có thể đó là nỗi sợ hãi và con của bạn cũng sẽ ghi nhớ chúng một cách rõ ràng và trải qua nỗi sợ tương tự. Ngoài ra, không chỉ có phần mông, các chuyên gia cũng cho rằng nếu đánh con vào các bộ phận nguy hiểm như tai, ngực, cổ, bụng, đầu cũng có thể gây ra những tổn thương nghiêm trọng, thậm chí là cướp đi tính mạng của trẻ.

Theo Phụ nữ Thủ đô.

Thứ Tư, 18 tháng 6, 2008

* Giảm cận thị

Nếu bị gãy chân, bạn phải nghỉ ngơi 1 thời gian để xương hàn gắn lại, lúc này cơ bắp ít hoạt động sẽ tự nhiên yếu đi. Vấn đề này cũng tương tự như các cơ quanh mắt.

Nếu bạn đeo mắt kính thường xuyên mà không luyện tập mắt, thị lực của bạn sẽ ngày càng giảm và cặp kính ngày càng tăng độ.

Cơ mắt cũng cần được vận động như tất cả các thể loại cơ bắp khác. Hàng ngày, bạn nên tập luyện để tăng cường cơ bắp như hướng dẫn sau:

1. Không để mắt quá căng thẳng, cứ mỗi 2-3 giờ bạn hãy nhắm mắt lại trong vài phút.

2. Tập thể dục cho mắt, bao gồm 16 bài tập “đảo mắt” như gợi ý trong hình dưới:


3. Giảm thời gian đeo kính.

4. Massage mắt mỗi ngày theo những điểm cụ thể như hình dưới:


Dùng ngón trỏ và ngón giữa nhấn vào nhãn cầu sao cho bạn không cảm thấy đau. Nhấn những điểm còn lại dùng ngón tay trỏ.

5. Cố gắng nhìn ra xa mỗi khi đi bộ ngoài trời.

6. Uống nước ép cà rốt pha với vài giọt dầu ô-liu mỗi ngày.

7. Rửa mắt với nước ấm.

8. Tránh xem máy tính, điện thoại, tivi 2 tiếng trước khi ngủ.

9. Áp dụng bài tập của người Ấn “Trataka” để cải thiện khả năng tập trung của mắt:


Theo đó, bạn sẽ tập trung nhìn vào một vật nhỏ cố định (chẳng hạn ánh nến, một điểm tối) cho đến khi hình ảnh rõ ràng của vật đó được não ghi nhận. Khi nhìn lâu, nước mắt sẽ chảy ra, lúc này bạn nhắm mắt lại nghỉ ngơi 1 lát. Mục đích của bài tập là thử sức bền của mắt cho đến khi bạn chảy nước mắt.


Thứ Hai, 14 tháng 4, 2008

6 DẤU HIỆU CẢNH BÁO CỤC MÁU ĐÔNG NGUY HIỂM


Khi cục máu đông hình thành ở các tĩnh mạch sâu sẽ rất nguy hiểm, đặc biệt khi chúng di chuyển đến phổi, nguy cơ tử vong cao.

Khi bị thương, bạn cần máu đông lại để ngăn chặn chảy máu. Tuy nhiên, đôi khi chúng có thể hình thành khi không cần thiết; điều này không tốt cho cơ thể, nhất là khi chúng xuất hiện ở những tĩnh mạch sâu gần cơ. Khi đó chúng có thể gây đau đớn và rất nguy hiểm. Kiểu huyết khối này được gọi là huyết khối tĩnh mạch sâu. Chúng làm cản trở sự lưu thông máu trong cơ thể.

Theo Prevention, sẽ càng nguy hiểm hơn, nếu cục máu đông này di chuyển đến phổi, dẫn đến tình trạng tắc nghẽn phổi, nguy cơ tử vong cao.

Sưng một bên chi

Một bên cẳng chân hoặc cánh tay sưng húp là một trong những dấu hiệu phổ biến của chứng nghẽn mạch máu. Cục máu đông có thể làm nghẽn dòng lưu thông máu ở chân và máu đổ về phía sau cục máu đông, gây tình trạng sưng tấy.

Đau chân hoặc tay

Nếu đau do bị tắc nghẽn mạch máu thường có thêm các dấu hiệu khác như sưng tấy, đỏ; tuy nhiên đôi khi chỉ cần triệu chứng này. Cơn đau do cục máu đông có thể dễ nhầm với chuột rút hay căng cơ.

Nó đau nhiều hơn khi bạn đi bộ hoặc nhấc chân lên.

Vết đỏ xuất hiện trên da


Bạn có thể nhìn thấy sự thay đổi màu sắc như vết bầm tím nhưng thường là những vệt đỏ. Chứng nghẽn tĩnh mạch gây ra đỏ ở chân, tay bị tổn thương, khiến bạn có thể cảm thấy ấm khi chạm vào tay hoặc chân.

Đau ngực

Khi thấy đau ngực, bạn có thể nghĩ đến cơn đau tim, nhưng nó cũng có thể là dấu hiệu của chứng thuyên tắc phổi (cục máu đông đã di chuyển đến phổi). Tuy nhiên cơn đau do chứng thuyên tắc phổi có xu hướng dữ dội hơn, nhất là khi bạn hít thật sâu. Dù trường hợp nào thì bạn cũng cần gọi cấp cứu ngay.

Khó thở hoặc tim đập nhanh

Cục máu đông ở trong phổi có thể làm chậm dòng ôxy của bạn. Khi ôxy ở mức thấp, tim của bạn sẽ đập nhanh hơn để bù đắp cho sự thiếu hụt này. Khi cảm nhận được sự rung động trong lồng ngực và gặp khó khăn khi hít thở sâu thì đó là dấu hiệu cảnh báo bạn có thể bị thuyên tắc phổi.

Ho không rõ nguyên nhân

Nếu không thể ngừng ho, kèm thêm khó thở, tim đập nhanh hoặc đau ngực thì đó có thể là dấu hiệu của chứng thuyên tắc phổi. Thường bạn sẽ bị ho khan nhưng một vài người có thể ho ra chất nhày hoặc máu.

Theo SK
Lên Trên! Xuống Dưới! - See more at: http://hieuvathuongdalat.blogspot.com/2014/10/button-len-tren-xuong-duoi-hien-voi.html#sthash.FxGNpEBy.dpuf