Thứ Bảy, 28 tháng 5, 2016

* Những việc sẽ đến trong tương lai gần ... !!!

Sợ quá,mọi việc biến chuyển rất nhanh,đây không phải là truyện viễn tưởng mà là sự việc trước mắt.
Những việc sẽ đến trong tương lai gần ... !!!

Năm 1998, Kodak đã có 170.000 nhân viên, và đã bán 85% giấy ảnh trên toàn thế giới. Chỉ trong vòng vài năm thôi, mô hình kinh doanh của họ biến mất và họ đã bị phá sản.
Những gì đã xảy ra với Kodak sẽ xảy ra trong rất nhiều ngành công nghiệp trong 10 năm tới - và đa số chúng ta đã không nhìn thấy nó tới. Vào năm 1998, có bao giờ bạn nghĩ rằng 3 năm sau đó bạn sẽ không bao giờ chụp ảnh trên phim in ra giấy nữa không?

Bạn có biết Máy ảnh kỹ thuật số đã được phát minh vào năm 1975.

Những cái đầu tiên chỉ có 10.000 pixel,bây giờ là 16 triệu pixel ở điện thoại iPHONE(nhiều loại khác còn lớn hơn rất nhiều) nhưng theo định luật Moore , tất cả các công nghệ theo cấp số nhân, đều phải trải qua một sự thất vọng trong một thời gian dài, trước khi nó được công nhận là cao siêu và nhập vào trào lưu.
Điều này sẽ xảy ra với trí tuệ nhân tạo, y tế, xe tự lái chạy điện, giáo dục, in ấn 3D, nông nghiệp và công việc làm.

Chào mừng bạn đến cách mạng công nghiệp thứ 4.

Chào mừng bạn đến Kỷ Niên Cấp số nhân

1/ Phần Mềm

Sẽ làm xáo trộn hầu hết các ngành công nghiệp truyền thống trong 5-10 năm tới.
Uber chỉ là một công cụ phần mềm, họ không sở hữu bất kỳ chiếc xe nào mà bây giờ họ là công ty taxi lớn nhất trên thế giới.
Airbnb bây giờ là công ty khách sạn lớn nhất thế giới, mặc dù họ không sở hữu bất kỳ tài sản nào.

2/ Trí Tuệ Nhân Tạo:

Máy vi tính trở thành cấp số nhân tốt hơn trong việc tìm hiểu thế giới cuả chúng ta.
Năm nay,một máy vi tính đã đánh bại danh thủ Cờ Chớp giỏi nhất trên thế giới, 10 năm sớm hơn so với dự tính.
Tại Mỹ, các luật sư trẻ tuổi đã tìm được việc làm. Do IBM Watson, bạn có thể nhận pháp lý tư vấn (những vấn đề cơ bản) trong vòng vài giây, với độ chính xác 90% so với 70% độ chính xác khi thực hiện bởi con người.
Vì vậy, nếu đang học về luật, bạn nên ngừng ngay. Sẽ mất 90% luật sư trong tương lai, chỉ sẽ còn lại các chuyên gia mà thôi.
Watson đã giúp y tá chẩn đoán ung thư, 4 lần chính xác hơn y tá của con người.
Facebook hiện nay có một phần mềm nhận dạng ra khuôn mặt con người chính xác hơn con người.
Trong năm 2030, máy vi tính sẽ trở nên thông minh hơn con người.
3/ Xe Tự lái:

Trong năm 2018 những chiếc xe tự lái xe đầu tiên sẽ xuất hiện cho công chúng. Ở Cali, chúng đã chạy lòng vòng rồi.
Khoảng năm 2020, kỹ nghệ xe hơi sẽ bị lung lay.
Bạn không muốn sở hữu một chiếc xe nữa. Bạn chỉ cần gọi một chiếc xe với điện thoại của bạn, nó sẽ tới trước nhà bạn và sẽ đưa bạn tới nơi bạn muốn.
Bạn sẽ không cần tìm chổ đậu xe, bạn chỉ trả tiền cho khoảng cách bạn đã đi và có thể dùng thời gian khi xe tự lái một cách hữu ích hơn.
Con cháu chúng ta sẽ không còn cần bằng lái xe nữa và sẽ không bao giờ sở hữu một chiếc xe hơi.

Việc này sẽ thay đổi thành phố, vì với 90-95% xe ít hơn, chúng ta có thể biến không gian đậu xe thành công viên.
Hiện nay, 1.2 triệu người chết mỗi năm vì tai nạn xe hơi trên toàn thế giới tương đương với 1 tai nạn cho 100,000km.

Với xe tự lái, con số này sẽ giảm xuống bằng một tai nạn cho 10 triệu km. Điều này sẽ tiết kiệm được một triệu mạng sống mỗi năm.
Hầu hết các kỹ nghệ xe hơi có thể bị phá sản. Những công ty xe hơi truyền thống sẽ ráng tiến hóa để sản xuất một chiếc xe tốt hơn, trong khi các công ty kỹ nghệ xe hơi cao (Tesla, Apple, Google) sẽ làm cách mạng và tạo dựng một máy vi tính trên 4 bánh xe.

Tôi đã nói chuyện với rất nhiều kỹ sư từ Volkswagen và Audi; họ hoàn toàn khiếp đảm với sáng kiến của Tesla.
Các công ty bảo hiểm sẽ có rắc rối lớn bởi vì không có tai nạn, bảo hiểm sẽ rẻ hơn 100 lần.
Mô hình kinh doanh bảo hiểm xe hơi sẽ biến mất.
Bất động sản cũng sẽ thay đổi.
Bởi vì nếu bạn có thể làm việc trong khi bạn di chuyển tới sở, mọi người sẽ di chuyển xa hơn để sống trong những khu phố đẹp hơn.
Năm 2020, xe điện sẽ trở nên bình dân. Các thành phố sẽ bớt ồn ào bởi vì tất cả các xe sẽ chạy bằng điện. Điện sẽ trở nên cực kỳ rẻ và sạch do việc sử dụng năng lượng mặt trời.

Năng lượng mặt trồi đã nằm trên một đường cong hàm mũ từ 30 năm, và bây giờ bạn có thể thấy nó bắt đầu nhập vào trào lưu chính.
Năm ngoái, năng lượng mặt trời nhiều hơn đã được cài đặt để được sử dụng trên toàn thế giới nhiều hơn năng lượng hóa thạch.
Giá năng lượng mặt trời sẽ giảm xuống rất nhiều và tất cả các công ty than sẽ biến mất năm 2025.
Với điện giá rẻ thì nước dùng sẽ dồi dào. Khử muối lấy nước bây giờ chỉ cần 2kWh mỗi mét khối. Sẽ không còn nạn khan hiếm nước, chỉ có nước uống sẽ còn khan hiếm. Bạn sẽ thấy một thế giới không còn khan hiếm nước và giá nước rất rẻ.
4/ Y Tế:

Giá X Tricorder sẽ được công bố trong năm nay.
Sẽ có công ty sẽ sản xuất một thiết bị y tế (gọi tắt là "Tricorder" Star Trek) sẽ làm việc chung với điện thoại của bạn.
Nó sẽ scan võng mạc của bạn, sẽ thử nghiệm mẫu máu và nhịp thở của bạn. Sau đó nó sẽ phân tích 54 chỉ số sinh học và sẽ chẩn đoán bệnh bất cứ bệnh gì cho bạn. Giá nó sẽ rẻ, vì vậy trong một vài năm tất cả mọi người trên hành tinh này sẽ được tiếp cận với y học đẳng cấp thế giới, gần như miễn phí.

5/ In 3D:

Chỉ trong vòng 10 năm tới, giá của máy in 3D sẽ từ 18.000 $ xuống đến 400 $ và chạy nhanh hơn gấp 100 lần.
Tất cả các công ty giày lớn sẽ bắt đầu giày in ấn 3D.
Phụ tùng máy bay đã được 3D in tại sân bay từ xa. Trạm không gian bây giờ có một máy in và đã loại bỏ sự cần thiết đem theo một số lớn các phụ tùng thay thế như họ đã từng làm trong quá khứ.
Cuối cùng năm nay, điện thoại thông minh mới sẽ có khả năng quét 3D và bạn có thể quét 3Dchân bạn và in giày hoàn hảo của bạn ở nhà.
Ở Trung Quốc, họ đã in 3D hoàn chỉnh 6 tầng Tòa nhà văn phòng. Vào năm 2027, 10% của tất cả mọi thứ đó sẽ được sản xuất theo phương pháp in 3D.
6/ Cơ Hội Kinh Doanh:

Nếu bạn nghĩ về một cơ hội kinh doanh, hãy tự hỏi: "trong tương lai, bạn có nghĩ rằng chúng ta sẽ có điều đó không? "
Và nếu câu trả lời là có, thì nên tự hỏi câu tiếp là :
làm thế nào để thực hiện điều đó sớm hơn????
Và nếu sáng kiến của bạn không đi chung với điện thoại thì quên nó đi.
Và nhớ thêm điều này : bất kỳ ý tưởng thiết kế nào thành công trong thế kỷ 20
sẽ thất bại trong thế kỷ 21.

7/ Việc Làm - Jobs:

70-80% việc làm hiện giờ sẽ biến mất trong vòng 20 năm tới.
Sẽ có rất nhiều việc làm mới, nhưng hiện giờ chưa rõ là sẽ có đủ việc làm mới cho mọi người trong một thời gian ngắn như vậy.
8/ Nông Nghiệp:

Sẽ có một robot nông nghiệp chỉ giá 100 $ trong tương lai.
Nông dân ở thế giới thứ 3 có thể nhờ nó mà chỉ ngồi nhà quản lý mảnh đất của họ thay vì làm việc vất vả ngoài đồng.
Phương pháp Khí canh sẽ cần rất ít nước.
Món ăn đầu tiên với thịt bê Petri(thịt nhân tạo) đã được sản xuất bây giờ và sẽ rẻ hơn so với thịt bê do bò vào năm 2018.
Hiện nay, 30% đất đai được sử dụng cho việc nuôi bò.
Hãy tưởng tượng nếu chúng ta không phải cần diện tích đó nữa.
Đã có sáng kiến sản xuất protein từ côn trùng mà ra.
Nó chứa nhiều protein hơn thịt.
Và sẽ được dán nhãn là "nguồn protein thay thế"
(Vì hầu hết mọi người vẫn từ chối ý tưởng của việc ăn côn trùng).
Đã có một ứng dụng gọi là "moodies" để có thể biết tâm trạng bạn đang có. Đến năm 2020 sẽ có ứng dụng đọc và phân tích được nét mặt của bạn nếu bạn đang nói dối.
Hãy tưởng tượng một cuộc tranh luận bầu cử với ứng dụng này !!!
Bitcoin sẽ trở thành phổ biến trong năm nay và thậm chí có thể trở thành đồng tiền dự trữ mặc định.
9/ Tuổi Thọ:

Ngay bây giờ, tuổi thọ trung bình tăng 3 tháng mỗi năm. Bốn năm trước, tuổi thọ là 79 năm, bây giờ là 80 năm.
Hy vọng sống chính nó đang gia tăng nhanh và năm 2036, hy vọng sống sẽ tăng hơn 1 năm cho mổi năm sống.

Chúng ta sẽ sống 100 tuổi hay hơn nủa.... !!!

* Những cấm kỵ với việc ăn thịt bò

Cần đặc biệt lưu ý những nguyên tắc về bệnh phải kiêng thịt bò và những thực phẩm không nên ăn cùng thịt bò.

Ảnh minh hoạ: Internet

Thịt bò là loại thịt bổ dưỡng được ưa thích sử dụng trong gia đình. Thời trước, thịt bò được coi là món ăn xa xỉ chỉ xuất hiện trong mâm cơm mỗi dịp trang trọng hoặc lễ, tết.

Ngày nay, tuy thịt bò đã trở thành món ăn phổ biến nhưng không vì thế mà lạm dụng thịt bò vì món ăn này tuy bổ dưỡng nhưng ăn nhiều không có lợi cho sức khỏe.

Thêm nữa, cần đặc biệt lưu ý những nguyên tắc về bệnh phải kiêng thịt bò và những thực phẩm không nên ăn cùng thịt bò.

1. Những thực phẩm không ăn cùng thịt bò:

Lươn, hẹ: Thịt bò không nên ăn chung với lươn và hẹ bởi gây tình trạng khó tiêu hóa, ngộ độc hoặc nhiễm độc lâu dài cho cơ thể.

Hạt dẻ: Thịt bò chứa nhiều đạm, hạt dẻ chứa nhiều vitamin C làm cho đạm bị biến chất, dẫn đến làm giảm giá trị dinh dưỡng.

Đậu đen: Ăn đậu đen ngay sau khi vừa ăn thị bò khiến cơ thể không thể hấp thu chất sắt có trong thịt bò.

Đậu nành: Trong thị bò và đậu nành đều có nhiều acid uric. Chất này là nguyên nhân gây ra bệnh gout. Nên trong ăn uống, cần tuyệt đối tránh ăn uống 2 thực phẩm này cùng lúc bởi nó có thể gây ra các cơn đau khớp.

Thịt lợn: Thịt bò tính ôn, có tác dụng kích thích chuyển hóa, làm ôn trung ích khí thích hợp với người yếu, người bị suy giảm chuyển hóa. Còn thịt lợn tính hàn, có tác dụng lương huyết, thích hợp dùng với người có cơ địa nóng, chuyển hóa cao, sinh mụn nhọt, táo bón.

Bởi vậy khi kết hợp với nhau, chúng trung hòa nhau và không đạt hết tác dụng hiệu quả.

2. Những bệnh cần hạn chế hoặc không ăn thịt bò:

Người bị bệnh mỡ máu

Thịt bò là một trong những loại thịt đỏ cần ăn hạn chế đối với người bị bệnh mỡ máu vì trong thịt bò có hàm lượng chất đạm cao hơn các loại thịt khác.

Người bị bệnh cao huyết áp

Thịt bò chứa một lượng lớn chất béo bão hòa, gây nhiều tác hại đối với sức khỏe đặc biệt là người bị cao huyết áp.

Người bị thủy đậu

Khi bị thủy đậu, người bệnh tuyệt đối không nên ăn các loại thực phẩm tanh như hải sản, thịt gà, thịt vịt và thịt bò. Thay vào đó nên ăn các loại thức ăn lỏng nhưng vẫn phải đảm bảo đủ calo và chất dinh dưỡng cho cơ thể khỏe mạnh và tăng sức đề kháng.

Người bị viêm khớp

Thịt bò là thực phẩm giàu protein. Khi cơ thể tiêu hóa lượng thịt bò đã ăn, nó sẽ sản xuất ra rất nhiều acid.

Những acid này cần các khoáng chất như calci để trung hòa và nếu cơ thể bạn không được bổ sung lượng canxi cần thiết, cơ thể sẽ tự động rút canxi từ hệ xương để làm tròn nhiệm vụ của mình.

Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của hệ xương và bạn còn có thể mắc bệnh loãng xương bên cạnh những nguy hiểm của bệnh viêm khớp vốn có.

Theo Đại lộ

Thứ Tư, 25 tháng 5, 2016

* Tổng thống Obama phát biểu trước 2000 người dân VN

VIDEO 30 phút :


Bài phát biểu của Obama trước 2.000 người ở Hà Nội


"Mai này khi người Mỹ, người Việt Nam học cùng nhau, cùng phối hợp sáng tạo, các bạn hãy nhớ khoảnh khắc tôi đứng ở đây trước các bạn, như Nguyễn Du đã nói: Rằng trăm năm cũng từ đây. Của tin gọi một chút này làm ghi”, Tổng thổng Mỹ nói.



VnExpress giới thiệu bài phát biểu của ông:


Xin cảm ơn Chính phủ và nhân dân Việt Nam đã dành cho chúng tôi sự chào đón nồng nhiệt trong chuyến thăm này. Xin cảm ơn các bạn có mặt ở đây ngày hôm nay, những người Việt Nam đến từ khắp đất nước, trong đó có những người trẻ đại diện cho sự năng động, tài năng của người dân Việt Nam.

Trong chuyến thăm này, sự thân thiện của các bạn đã chạm tới trái tim của chúng tôi. Nhiều người vẫy tay chào tôi bên đường, làm tôi cảm thấy được tình hữu nghị giữa các dân tộc.

Hôm qua tôi đến thăm phố cổ Hà Nội và được ăn bún chả rất ngon, uống bia Hà Nội. Đường phố thật đông đúc, tôi chưa bao giờ thấy nhiều xe máy như vậy trong đời. Tôi chưa thử qua đường, nhưng sau này có dịp trở lại Việt Nam, các bạn sẽ chỉ cho tôi cách qua đường như thế nào.


Trân trọng quá khứ huy hoàng của Việt Nam


Tôi không phải Tổng thống Mỹ đầu tiên đến Việt Nam trong những năm gần đây, nhưng tôi là người đầu tiên - cũng như các bạn - trưởng thành sau cuộc chiến tranh Việt Nam.

Khi lực lượng quân sự Mỹ rời Việt Nam, lúc đó tôi 13 tuổi. Lần đầu tiên tôi tiếp xúc với người Việt Nam là ở Hawaii, nơi có một cộng đồng người Việt tự hào. Nhiều người trẻ Việt Nam, cũng như hai con gái tôi, khi sinh ra chỉ biết đến tình hòa bình và bình thường hóa quan hệ Việt Nam - Mỹ.

Đất nước các bạn có nhiều người trẻ hơn tôi. Khi đến đây tôi ý thức về quá khứ, ý thức về một lịch sử khó khăn, nhưng chúng ta hướng về tương lai. Sự thịnh vượng, an ninh và ổn định là những điều chúng ta hướng tới.

Tổng thống Mỹ Obama nói "Xin chào" bằng tiếng Việt. Ảnh: Giang Huy.

Tôi trân trọng quá khứ lịch sử rất huy hoàng của Việt Nam. Hàng nghìn năm, Việt Nam đã trồng cấy ở những mảnh đất này. Lịch sử được viết lên những chiếc trống đồng Đông Sơn. Hà Nội đã đứng vững trên dòng sông Hồng hơn một nghìn năm. Thế giới đều biết đến lụa và những bức tranh của Việt Nam và Văn Miếu là bằng chứng kiến thức của Việt Nam.

Tuy nhiên cũng có nhiều thế kỷ, vận mệnh của các bạn lại bị quyết định bởi người khác, đất nước thân yêu của các bạn có lúc không trong tay các bạn. Nhưng cũng như những cây tre, tinh thần bất khuất của người Việt Nam như Lý Thường Kiệt đã ghi lại: Sông núi nước Nam vua Nam ở/Rành rành đã định tại sách trời.

Hôm nay chúng ta cũng nhớ tới lịch sử giữa người Việt và người Mỹ mà chúng ta có thể bỏ quên. 200 năm trước, khi một trong những bậc tiền bối của người Mỹ Thomas Jefferson đi tìm lúa gạo và ông đã đến Việt Nam, tìm thấy giống gạo trắng, ngon, năng suất rất cao. Tiếp đó, những con thuyền đã đến Việt Nam buôn bán.

Trong thế chiến II, người Mỹ đã tới hỗ trợ cuộc kháng chiến của Việt Nam. Khi những phi công Mỹ bị bắn hạ, người Việt Nam đã giúp đỡ họ. Vào ngày tuyên bố độc lập của Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trích tuyên ngôn độc lập của Mỹ, nói rằng mọi người sinh ra bình đẳng, tạo hóa cho họ các quyền không thể xâm phạm trong đó có quyền sống, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc.

Nỗ lực hàn gắn vết thương chiến tranh

Vào một thời điểm khác, lý tưởng chung và lịch sử chống thực dân có thể đã đưa chúng ta xích lại gần nhau, thế nhưng Chiến tranh lạnh và nỗi lo sợ với chủ nghĩa cộng sản đã đẩy chúng ta tới một cuộc chiến. Chúng ta đã nhận thức được sự thật đau đớn rằng: chiến tranh dù cho thế nào đi nữa đều mang lại sự đau đớn và bi kịch cho người dân của chúng ta.

Trong các nghĩa trang liệt sĩ, trên bàn thờ của các gia đình Việt Nam chứa đựng đầy những nỗi đau. Có khoảng 3 triệu người Việt Nam, dân thường và binh sĩ ở cả hai phía, đã mất đi. Trên bức tường tưởng niệm ở đất nước chúng tôi, người ta có thể chạm vào tên của 58.315 binh sĩ vĩnh viễn không trở về. Hôm nay chúng ta cùng với nhau, người Việt và người Mỹ, cùng nhận thức nỗi đau và mất mát mà chiến tranh đem đến.

Chúng ta đã hàn gắn với nhau: tìm kiếm người mất tích, đưa họ về nước, gỡ bỏ những bãi mìn còn chưa nổ. Trẻ con không thể nào bị mất chân bởi những bãi mìn này. Trẻ em khuyết tật và chất độc da cam sẽ được chúng tôi hỗ trợ nhiều hơn. Chúng tôi tự hào vì những công việc chúng ta đã phối hợp với nhau tại Đà Nẵng và chúng tôi sẽ tiếp tục hỗ trợ ở sân bay Biên Hòa.

Xin hãy không quên rằng quá trình hòa giải của hai nước chúng ta được dẫn dắt bởi các cựu chiến binh từng đối đầu. Thượng nghị sĩ John McCain, người từng bị giam giữ nhiều năm trong chiến tranh, đã đến gặp Đại tướng Võ Nguyên Giáp và ông nói rằng “hai nước chúng ta không nên là kẻ thù, nên làm bạn”.

Nhiều người Mỹ, Việt đã nỗ lực hàn gắn những vết thương và cũng đã đem lại những lợi ích cho hai nước, như trung úy Hải quân giờ là ngoại trưởng John Kerry. Xin cảm ơn ngoại trưởng. Chính bởi những người cựu chiến binh đã cho chúng ta thấy con đường đi, bởi những người lính có đủ dũng khí để mưu cầu hòa bình, chúng ta giờ đây trở nên gần gũi nhau hơn bao giờ hết.


Ngày hôm nay hai nước đã trở thành bạn bè

Thương mại tự do ngày càng tăng lên, các sinh viên, học giả nghiên cứu với nhau nhiều hơn. Chúng tôi đã đón nhiều sinh viên Việt Nam hơn bất kỳ nước nào khác ở Đông Nam Á. Rất nhiều khách du lịch đã đến thăm Việt Nam, 36 phố phường cổ Hà Nội, các cửa hàng ở Hội An, cố đô Huế. Là những người Việt và người Mỹ, chúng ta cách nào đó có liên quan nhau, như câu hát của Văn Cao “Từ nay người biết quê người. Từ nay người biết thương người”.

Với vai trò là Tổng thống, tôi muốn tiếp tục những sự tiến bộ này của quan hệ hai nước và với quan hệ đối tác toàn diện của chúng ta ngày càng gần gũi hơn, chúng ta đang ngày càng hợp tác.

Mục tiêu của tôi trong chuyến thăm này là chúng ta xây dựng nền tảng ngày càng vững chắc hơn cho quan hệ hai nước trong nhiều thập kỷ tới. Chúng ta đã mất rất nhiều năm để nỗ lực hàn gắn quan hệ. Chúng tôi muốn nói một điều mà chúng tôi không thể tưởng tượng được trước đây: ngày hôm nay, hai nước đã trở thành bạn bè, đối tác của nhau.

Tôi tin tưởng rằng những bài học trong chiến tranh sẽ là những bài học cho cả thế giới. Có những cuộc xung đột tưởng như không thể kết thúc, không giải quyết được thì giờ đây quan hệ của chúng ta đã cho thấy có thể tạo ra sự thay đổi để có tương lai tốt đẹp hơn. Hòa bình bao giờ cũng tốt đẹp hơn chiến tranh. Với sự tiến bộ, những giá trị tốt đẹp của con người cần được thúc đẩy chứ không phải là chiến tranh hay xung đột. Đây là điều mà hai nước đã chỉ ra cho thế giới thấy.

Không quốc gia nào có thể áp đặt lên ý chí người Việt Nam

Quan hệ đối tác giữa Mỹ với Việt Nam dựa trên những điều căn bản: Việt Nam là một nước có chủ quyền độc lập và không có quốc gia nào khác có thể áp đặt lên ý chí của người dân Việt Nam. Độc lập, chủ quyền ấy do người dân Việt Nam quyết định. Mỹ rất quan tâm đến sự thành công của đất nước Việt Nam.

Chúng tôi muốn ưu tiên cho mối quan hệ đối tác toàn diện với Việt Nam. Tôi không còn nhiều thời gian nữa trong nhiệm kỳ của mình, nhưng tôi mong muốn mình có thể đóng góp nhiều hơn cho quan hệ hai nước.

Chúng ta cần hợp tác nhiều hơn để tạo ra và đem lại những cơ hội thịnh vượng thực sự cho người dân hai nước. Tôi hiểu những giá trị mới của nền kinh tế toàn cầu trong thế kỷ 21. Nền kinh tế sẽ phát triển, đặc biệt ở các nước có pháp quyền và có hành lang pháp lý đúng đắn. Nền kinh tế tri thức sẽ đổ vào các quốc gia ưu tiên cho giáo dục.

Do vậy, bên cạnh phát triển kinh tế cần đầu tư vào nguồn lực con người. Đó là những kỹ năng đào tạo và đầu tư vào những con người có tài năng, thay vì khai thác tài nguyên thiên nhiên. Đây là những thế mạnh mà Mỹ có thể hợp tác với Việt Nam.

Nhiều sinh viên chăm chú nghe ông Obama phát biểu. Ảnh: Giang Huy.
Sẽ có nhiều tổ chức, doanh nghiệp Mỹ đến Việt Nam

Ngày hôm qua như tôi đã thông báo, đội hòa bình (Peace Corps) sẽ đến Việt Nam. Thế hệ trước của người Mỹ đến đây để chiến đấu, nhưng thế hệ sau của người Mỹ đã đến đây đóng góp cho sự phát triển của Việt Nam và làm sâu sắc hơn tình hữu nghị hai nước.

Các công ty hàng đầu, đại học danh tiếng Mỹ đã đến Việt Nam để hợp tác, đào tạo về khoa học công nghệ, toán học, y tế… vì khi chúng tôi muốn chào đón nhiều công dân, thanh niên Việt Nam sang Mỹ thì chúng tôi cũng muốn thế hệ trẻ Việt Nam được hưởng những giá trị giáo dục tốt hơn.

Do vậy, tôi rất vui mừng thông báo với các bạn, mùa thu năm nay Đại học Fullbright sẽ đi vào hoạt động tại TP HCM. Đại học này phi lợi nhuận, chất lượng cao sẽ cung cấp nhiều học bổng cho sinh viên Việt Nam và đóng góp cho hợp tác giáo dục giữa hai nước. Các sinh viên, học giả, nhà nghiên cứu hai nước sẽ tập trung vào các lĩnh vực như chính sách công, quản trị doanh nghiệp, hợp tác trong các lĩnh vực máy tính, từ thơ của Nguyễn Du, triết học của Phan Chu Trinh tới lĩnh vực toán của GS Ngô Bảo Châu…

Chúng tôi mong muốn sẽ kết nối những doanh nghiệp trẻ Việt - Mỹ. Nếu có thể tiếp cận với công nghệ, kỹ năng mà người Việt cần thì sẽ không có gì là trở ngại với các bạn.

Chúng tôi mong muốn khuyến khích cả phụ nữ Việt Nam, những người có tài năng để đảm bảo về bình đẳng giới ở Việt Nam. Từ thời đại Hai Bà Trưng đến nay, người phụ nữ Việt Nam luôn mạnh mẽ, tự cường và giúp cho đất nước Việt Nam tiến lên phía trước. Khi chúng ta có một gia đình tốt, phụ nữ được đi học và có vị trí xứng đáng ở trường học, chính phủ, trong giới lãnh đạo thì chúng ta sẽ có cuộc sống tốt đẹp hơn. Điều này luôn đúng kể cả ở Mỹ cũng như Việt Nam.

TPP giúp thúc đẩy hợp tác
Với tư cách là Tổng thống Mỹ, tôi ủng hộ mạnh mẽ TPP, bởi vì điều đó sẽ giúp các bạn dễ dàng trao đổi thương mại với chúng tôi. Điều này sẽ giúp cho Việt Nam không phải phụ thuộc thương mại với quốc gia nào duy nhất.

TPP cũng sẽ giúp thúc đẩy hợp tác vùng, giúp các bạn giải quyết các vấn đề bình đẳng kinh tế, thúc đẩy nhân quyền, giúp cho người lao động có điều kiện lao động an toàn hơn. Có thể người lao động tổ chức nghiệp đoàn, thúc đẩy bảo vệ môi trường. Đây là tương lai, hy vọng mà TPP mang lại cho chúng ta. Tất cả các quốc gia thành viên phải cam kết thực hiện các mục tiêu mà TPP đặt ra.

Tất cả chúng ta phải nỗ lực đảm bảo an ninh chung, hợp tác với nhau trong chương trình đào tạo an ninh chung. Trong chuyến thăm này của tôi hai bên đã nhất trí xây dựng niềm tin, tiếp tục công tác đào tạo, cung cấp thiết bị cho cảnh sát biển, năng lực bảo vệ hàng hải cũng như cứu trợ nhân đạo trong thiên tai.

Hôm qua, tôi đã tuyên bố Mỹ sẽ dỡ bỏ lệnh hoàn toàn cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam, đảm bảo Việt Nam có thể có vũ khí cần thiết để đảm bảo an ninh. Chúng tôi mong muốn thể hiện rõ Mỹ bình thường hóa toàn bộ quan hệ với Việt Nam.

"Chúng tôi muốn các thế hệ trẻ được hưởng nền giáo dục tốt hơn". Ảnh: Giang Huy.

Nước lớn không được bắt nạt nước nhỏ

Thế kỷ 20 đã dạy cho tất cả chúng ta, không chỉ Việt Nam một trật tự quốc tế và an ninh chung phụ thuộc lẫn nhau. Chúng ta xây dựng thông lệ chung tất cả quốc gia đều là quốc gia có chủ quyền, dù lớn hay nhỏ phải được tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ. Các nước lớn không được bắt nạt các nước nhỏ hơn, việc giải quyết các tranh chấp cần tiến hành hòa bình. Các thể chế như ASEAN và cấp cao Đông Á cần được củng cố. Đó là điều mà chúng tôi tin tưởng và ủng hộ.

Các biện pháp hòa bình và liên kết vùng như ASEAN cần được tiếp tục củng cố như niềm tin của tôi, niềm tin của Mỹ. Đây là điều chúng tôi tuyên bố khi đến thăm Lào đầu năm nay.

Ở Biển Đông, chúng tôi không phải là một bên tranh chấp, nhưng chúng tôi khẳng định và đề cao quyền tự do hàng hải và hàng không; tự do thương mại không bị ngăn trở; giải quyết các tranh chấp thông qua pháp lý và luật pháp quốc tế. Nước Mỹ sẽ đưa tàu và máy bay di chuyển ở bất kỳ nơi nào mà luật pháp quốc tế cho phép, và ủng hộ quyền của các nước khác hành động như vậy.

Người Việt Nam quyết định tương lai của người Việt

Một trong các điểm trong quan hệ đối tác của chúng ta là giải quyết sự khác biệt về nhân quyền. Tôi nói điều này bởi không có quốc gia nào hoàn hảo. Sau hai thế kỷ lập nước, chúng tôi vẫn đang phải cố gắng đạt được những ý tưởng chúng tôi đã đề ra khi chúng tôi lập quốc, như kinh tế ngày càng gia tăng, định chế tư pháp, hình sự. Tất nhiên chúng tôi vẫn nhận được sự phê bình. Ngày nào chúng tôi cũng nhận được phê bình, tôi và Chính phủ, nhưng những lời chỉ trích, tranh luận cởi mở giúp chúng ta nhìn nhận sự chưa hoàn hảo.

Việc mọi người có quyền đưa ra lời phê phán thì chính là điều giúp xã hội tiến bộ hơn. Mỹ không muốn áp đặt cho Việt Nam, chúng tôi tin rằng giá trị Mỹ mà chúng tôi nói là giá trị tổng quát được nêu trong Hiến pháp Việt Nam như người dân có quyền tự do ngôn luận, lập hội. Đây là những điều đã được nêu trong hiến pháp Việt Nam.

Tôi xin chia sẻ một số điểm theo quan điểm của mình, chúng ta tiếp cận Internet vì thúc đẩy sáng tạo mà nền kinh tế cần có để phát triển, như Facebook. Các công ty lớn đã có ý tưởng đưa ra và chia sẻ.

Người Việt Nam quyết định tương lai của người Việt. Tôi xin chia sẻ một số điểm của bản thân. Trong đất nước tự do, người dân sẽ lựa chọn lãnh đạo tốt nhất cho họ, mọi người có quyền bày tỏ sự nhân ái và chúng ta cần tăng cường hơn nữa tiếp cận hỗ trợ cho người nghèo để đời sống của họ được cải thiện. Các quyền bình đẳng người dân Việt Nam sẽ mang đến nền tảng cho sự thịnh vượng và lợi ích cho tất cả người dân Việt Nam. Suốt 8 năm qua tôi suy nghĩ nhiều về việc cải tiến hệ thống chính quyền Mỹ.

Luôn là đối tác, người bạn của Việt Nam

Về thách thức toàn cầu, Việt Nam cần bảo vệ các nơi như vịnh Hạ Long, Sơn Đoòng vì tương lai con cháu chúng ta. Nước biển tăng sẽ làm ảnh hưởng đến các vùng ven biển và Việt Nam cần thực hiện cam kết chống lại ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, chống lại ảnh hưởng vùng ngập mặn như đồng bằng sông Cửu Long - nơi cung cấp thực phẩm lớn cho thế giới.

Chúng ta cũng phải giúp đỡ cho các nước để xây dựng năng lực về nhiều vấn đề như cải thiện y tế. Mỹ vui mừng khi đã giúp đỡ Việt Nam tham gia hơn nữa nhiệm vụ gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc.

Đặc biệt hai nước trước đây tham gia trận chiến, nhưng giờ cùng hợp tác bảo vệ hòa bình. Việt Nam và Mỹ cần nỗ lực hơn nữa trong việc tăng cường đối thoại hai bên. Nhìn vào lịch sử, thách thức mà chúng ta vượt qua, tôi lạc quan vào tương lai của quan hệ hai nước chúng ta. Niềm tin tôi là nhờ nền tảng dựa trên tình hữu nghị. Như Trịnh Công Sơn viết, “nối vòng tay lớn” là mở tấm lòng của mình ra để thấu suốt trái tim mình.

Tương lai nằm trong tay các bạn. Mỹ luôn là đối tác và người bạn của các bạn.
Mai này, khi người Mỹ, người Việt Nam học cùng nhau, cùng phối hợp sáng tạo với nhau, các bạn hãy nhớ khoảnh khắc tôi đứng ở đây trước các bạn, như Nguyễn Du đã nói: "Rằng trăm năm cũng từ đây. Của tin gọi một chút này làm ghi”.

Thứ Hai, 23 tháng 5, 2016

* Nữ cố vấn gốc Việt đặc biệt trong phái đoàn Tổng thống Obama thăm Việt Nam


Infonet

Sau hơn 36 năm rời quê hương, bà Elizabeth Phu đã quay trở lại Việt Nam với tư cách một công dân Hoa Kỳ, là cố vấn của Tổng thống Obama và có mặt trong phái đoàn công du của ông tới Việt Nam lần này.

Người phụ nữ gốc Việt 39 tuổi này là Giám đốc phụ trách các vấn đề Đông Nam Á và châu Đại dương của Nhà Trắng và là thành viên của Hội đồng An ninh Quốc gia Hoa Kỳ. Bà Phu đã có 15 năm kinh nghiệm làm việc với hai đời Tổng thống Mỹ là George Bush và Obama cùng các Bộ trưởng Quốc phòng tiền nhiệm và đương nhiệm trong vấn đề ngoại giao và an ninh quốc gia Mỹ.

Với tư cách là cố vấn các vấn đề Đông Nam Á và châu Đại Dương, bà Elizabeth Phu là người lên kế hoạch cho những chính sách đối ngoại với các quốc gia Đông Nam Á và ASEAN, đồng thời bà cũng là người tham vấn cho Tổng thống Obama cách ứng phó với các sự kiện ngoại giao, quân sự, kinh tế trong khu vực.

Đối với Việt Nam, bà Phu là thành viên chủ chốt tham gia các công tác chuẩn bị, dàn xếp các thỏa thuận chính trị, kinh tế, quốc phòng trong các cuộc gặp gỡ giữa lãnh đạo hai nước, cụ thể như chuyến thăm của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hay Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tới Mỹ thời gian vừa qua và chuyến thăm Việt Nam lần này của ông Obama.

Bà Elizabeth Phu, cố vấn phụ trách Đông Nam Á và châu Đại Dương của Tổng thống Obama. Nguồn: AP

Trước khi tới Việt Nam, bà Phu cũng có nhiều dịp công du tới các quốc gia Đông Nam Á như Myanmar hay Malaysia cùng Tổng thống Obama. Tại các nước này, bà có dịp thể hiện tiếng nói của mình về những chính sách của nước Mỹ, đặc biệt là chính sách đối với người tị nạn cũng như kể lại câu chuyện của bản thân và quá trình vươn lên khẳng định mình của một người từng là “người lạ” trên đất Mỹ.

Bà Elizabeth Phu từng nói: “Hoa Kỳ là một đất nước chào đón tất cả mọi người cần sự giúp đỡ, những người muốn làm việc chăm chỉ và tìm kiếm một cuộc sống tốt đẹp hơn cho gia đình".

Trong chuyến đi tới Kuala Lumpur vào năm ngoái, bà Phu cùng các nhân viên Nhà Trắng có dịp ngồi dưới hàng ghế khán giả, lắng nghe bài phát biểu của Tổng thống Obama. Ông Obama đã nhắc lại nguồn gốc Đông Nam Á của mình, ông thậm chí còn nói được tiếng Indonesia và giải thích tại sao việc Hoa Kỳ xoay trục sang châu Á lại quan trọng đến vậy. Đây cũng chính là nhiệm vụ mà bà Phu là thành viên đóng vai trò chủ chốt.

“Khu vực Đông Nam Á là ngôi nhà của lòng nhân ái, với những nền kinh tế đang phát triển nhanh nhất thế giới. Và đó là trọng tâm trong chính sách đối ngoại của tôi”, ông Obama khẳng định.

Trong những năm làm việc tại Nhà Trắng, bà Phu đã giúp ông Obama hình thành các chính sách ở Đông Nam Á, khu vực được Tổng thống Hoa Kỳ hướng đến để tạo dựng các mối quan hệ đồng minh chiến lược và thương mại.

Phó Cố vấn an ninh quốc gia Hoa Kỳ, ông Benjamin Rhodes, từng khẳng định trong chuyến thăm Malaysia năm ngoái cùng bà Phu: “Chúng tôi không đóng cửa đối với những người cần sự giúp đỡ và chúng tôi cần phải hỗ trợ các nước cũng đang chào đón người tị nạn như Malaysia, Jordan hay Thổ Nhĩ Kỳ. Đó không chỉ là một thông điệp nhân đạo mà còn là vì lợi ích của các quốc gia. Những người tị nạn đến từ các nước Đông Nam Á đã thành công tại Mỹ và đóng góp rất nhiều cho nước Mỹ. Đó là những gì chúng tôi được hưởng lợi”.

Và câu chuyện của bà Elizabeth Phu chính là một dẫn chứng hùng hồn nhất mà chính quyền Hoa Kỳ muốn nhắc tới.

Bà tốt nghiệp trường trung học Miramonte ở Oakland và theo học tại ĐH UC Berkeley và UC San Diego. Trong ba năm trở lại đây, bà Phu đứng trong hàng ngũ các chuyên gia Hội đồng An ninh quốc gia tại Nhà Trắng và trở thành Giám đốc phụ trách các vấn đề Đông Nam Á và châu Đại Dương.

Câu chuyện gia đình của bà Phu vào năm 1978 giờ đây được bà nhắc đến nhẹ nhàng như một kỷ niệm cũ. “Dù là một người tị nạn đến từ một quốc gia đang phát triển nhưng tôi vẫn có thể lớn lên thành công trên nước Mỹ và có cơ hội tuyệt vời được làm việc trong Nhà Trắng. Điều này khiến tôi cảm thấy vô cùng tự hào”, bà Phu chia sẻ.

Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin từ Los Angeles Times, một nhật báo được xuất bản tại Los Angeles, California và được phân phối ở khắp miền Tây nước Mỹ.

Tuệ Minh (lược dịch)

Thứ Hai, 16 tháng 5, 2016

* Mừng sinh nhật cháu ngoại

KHOE CHÁU





NHỚ LẠI KHI CÒN NHỎ
15-05-2005. Mới chào đời, vừa từ phòng mổ ra.

  
Biểu diễn điệu múa Ấn Độ.

 


 Cháu bơi giỏi rồi.










Thứ Bảy, 14 tháng 5, 2016

* Đây mới chỉ là những lời nói của Đô đốc thôi.

VietTimes -- "Với Trung Quốc, chúng tôi đã sẵn sàng cho mọi tình huống trên thế mạnh. Tất cả mọi tình huống cho dù đó là Scarborough nói riêng hay Biển Đông nói chung, hoặc là tấn công mạng”, đô đốc Harris tuyên bố.

Đô đốc Harris có quan điểm cứng rắn với những hành động hung hăng của Trung Quốc ở Biển Đông

Ông gọi Trung Quốc là “kẻ khiêu khích và bành trướng”, cáo buộc Bắc Kinh “xây trường thành cát” và quân sự hóa Biển Đông. Đó là Tư lệnh chỉ huy các lực lượng Mỹ tại Thái Bình Dương, đô đốc Harry B Harris, người khiến cả Bắc Kinh lẫn Washington đau đầu với những phát ngôn mạnh mẽ hơn cả tổng tư lệnh, tổng thống Obama.

New York Times nhìn nhận, đô đốc Harris đã không hề xin lỗi về sự bộc trực của ông vốn làm bối rối sự thận trọng của Nhà Trắng. Trong bối cảnh Trung Quốc xây dựng các pháo đài quân sự trên Biển Đông, một hải lộ chiến lược từ lâu do Mỹ thống trị, đô đốc Harris đã thẳng thắn phát biểu trước quốc hội, công chúng Mỹ cũng như các đồng minh về mối đe dọa Trung Quốc.

Khu trục hạm William Lawrence của Mỹ vừa tuần tra sát Đá Chữ Thập ở quần đảo Trường Sa

“Đó là một sự căng thẳng tự nhiên giữa các bộ phận của chính quyền và các chỉ huy quân sự, và tôi cho rằng đó là một sự căng thẳng lành mạnh. Tôi đã phát biểu quan điểm của mình trong một số cuộc gặp gỡ riêng tư với giới chỉ huy quốc gia. Một số ý kiến của tôi được tiếp thu, một số thì không”, ông Harris trả lời phỏng vấn tại Trân Châu Cảng.

Với Trung Quốc, vị đô đốc Mỹ 59 tuổi không chỉ là một người phát ngôn cứng rắn. Ông Harris sinh ra tại Nhật Bản, là con một bà mẹ Nhật và người cha Mỹ từng là một chỉ huy trong lực lượng hải quân Mỹ. Trung Quốc dĩ nhiên rất nhạy cảm với nguồn gốc xuất thân của tư lệnh Thái Bình Dương Mỹ.

“Một số có thể nói rằng sự cường điệu hóa về lai lịch nguồn gốc Nhật của một viên tướng Mỹ là hơi quá. Nhưng để hiểu Mỹ đột ngột leo thang căng thẳng ở Biển Đông, đó đơn giản không thể bỏ qua huyết thống, lai lịch, khuynh hướng và những quan điểm chính trị của đô đốc Harris”, hãng thông tấn nhà nước Trung Quốc Xinhua cho biết.

Đô đốc Harris cho rằng những bình luận mang tính xúc phạm của phía Trung Quốc có hai mục tiêu. Trước hết nhằm chứng minh bộ tư lệnh Thái Bình Dương chia rẽ với phần còn lại của chính phủ Mỹ, một ý tưởng hoàn toàn sai sự thật. Thứ hai là Bắc Kinh có ý đồ bôi nhọ cá nhân ông.

Một tòa án của Liên hợp quốc tại The Hague được trông đợi sẽ sớm ra phán quyết về vụ kiện của Philippines, có thể khiến việc bồi đắp củng cố các đảo nhân tạo gần đây của Trung Quốc ở Biển Đông trở nên bất hợp pháp. Tòa có thể tuyên bố yêu sách chủ quyền của Bắc Kinh với hầu như toàn bộ Biển Đông là vô giá trị.

Phán quyết của tòa án quốc tế được dư luận rộng rãi cho là sẽ bất lợi với Bắc Kinh, với khả năng gây ra những hậu quả tiềm tàng với quan hệ ngày càng căng thẳng giữa Trung Quốc và Mỹ. Trung Quốc phản ứng quyết liệt ra sao trước phán quyết của tòa án là mối lo lớn của đô đốc Harris, người có nhiệm vụ thực hiện các lựa chọn quân sự nếu Trung Quốc liều gây hấn trong ngắn hạn hay dài dạn, với nỗ lực kiểm soát tuyến đường biển trị giá hàng ngàn tỷ USD giao thương mỗi năm.

Các nhà bình luận quân sự Trung Quốc cho biết Bắc Kinh có kế hoạch biến bãi cạn Scarborough chiếm được của Philippines năm 2012 trở thành một pháo đài. Chỉ nằm cách bờ biển Philippines 120 dặm, căn cứ quân sự này sẽ là một mối đe dọa tiềm tàng đối với đồng minh Mỹ. Bắc Kinh cũng có thể tuyên bố thiết lập một vùng nhận diện phòng không trên Biển Đông, buộc các máy bay dân sự phải bay vòng dài hơn với chi phí đắt đỏ hơn để tránh nguy cơ bị không quân Trung Quốc ngăn chặn.

Nguy cơ cao đến nỗi tổng thống Obama trong cuộc gặp tại Washington đã cảnh báo ông Tập Cận Bình rằng chớ có động thái gì tại Scarborough hoặc lập một vùng nhận diện phòng không, một quan chức Mỹ giấu tên cho biết. Không bên nào muốn xung đột về những bãi đá trên Biển Đông. Nhưng khả năng này vẫn cần phải tính đến và bãi cạn Scarborough hiện đang là địa điểm các quan chức Lầu Năm Góc tuyên bố Mỹ có thể bày tỏ lập trường.


Trung Quốc vừa điều khu trục hạm Hợp Phì tập trận khiêu khích ở Biển Đông

Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Mỹ, tướngJoseph F. Dunford gần đây cũng đã hỏi đô đốc Harris về vấn đề này khi hai nhân vật quyền lực gặp nhau ở Lầu Năm Góc. Một nhà báo đã hóng được nhưng không nghe rõ câu trả lời của ông Harris. Sau đó, được hỏi về việc Mỹ có tuyên chiến hay không đối với bãi cạn Scarborough Shoal, vị đô đốc chỉ cười và nói rằng ông có công cụ để bảo vệ các lợi ích của Mỹ. “Với Trung Quốc, chúng tôi đã sẵn sàng cho mọi tình huống trên thế mạnh. Tất cả mọi tình huống cho dù đó là Scarborough nói riêng hay Biển Đông nói chung, hoặc là tấn công mạng”, đô đốc Harris tuyên bố.

Ông cho biết không lo lắng nhiều về nguy cơ tính toán lầm ở Biển Đông giữa quân đội Trung Quốc và lực lượng các nước khác. Theo đô đốc Harris, nguy cơ lớn hơn là đụng độ do các tàu bán quân sự Trung Quốc gây ra có thể buộc quân đội Mỹ phải nhảy vào bảo vệ các đồng minh. Công việc của một tư lệnh chiến đấu quân đội Mỹ là phục vụ với tư cách người lính, nhà ngoại giao và nhà tham mưu cho chỉ hai ông chủ của mình là tổng thống và bộ trưởng quốc phòng.

Nhưng với đô đốc Harris, ông còn thêm một gương mặt khác là người truyền đạt thông điệp. “Chúng ta cần truyền thông rõ ràng với những người nghe chính yếu, bao gồm các đồng minh, đối tác và cả những địch thủ tiềm tàng”, ông nói. Dù đi đâu, đô đốc Harris cũng chỉ rõ trách nhiệm của ông phụ trách không chỉ Trung Quốc mà còn cả mối đe dọa hiện tồn Triều Tiên và hơn thế nữa. Từ Bollywood đến Hollywood, từ gấu Bắc Cực cho tới chim cánh cụt Nam Cực, như có người bông đùa.

Gần đây, đô đốc Harris lại chuyển tải thông điệp của mình với 30 thành viên của Hội đồng Đối ngoại Mỹ tại New York. Sau đó, ông tới Malaysia để lên một chiếc máy bay trinh sát P-8 cùng với các quan chức quốc phòng nước này nhằm thuyết phục Malaysia xích gần Mỹ hơn trong vấn đề tranh chấp Biển Đông, chứ không phải với người làm ơn kinh tế cho Malaysia là Trung Quốc. Báo chí Mỹ cho biết, trong phòng làm việc của ông luôn treo một tấm bản đồ Biển Đông, trên đó khoanh vòng đen 3 đảo nhân tạo ở quần đảo Trường Sa, nơi Trung Quốc xây đường băng và các cơ sở quân sự khác. Đô đốc Harris vạch rõ đó chính là các căn cứ quân sự của Trung Quốc.

*****
Sau khi tốt nghiệp Học viện hải quân Mỹ tại Annapolis, ông Harris được huấn luyện trong vai trò sĩ quan không quân hải quân. Năm 1991, ông bay trên Vùng Vịnh trong một cuộc hải chiến trong đó Mỹ nhấn chìm hạm đội Iraq trong vòng 48 tiếng. Khoảng 10 năm trước, ông Harris là chỉ huy căn cứ Vịnh Guantánamo. Ông nghiên cứu lịch sử chiến tranh tại Đại học Oxford. Sau đó ông trở thành cố vấn quân sự cho Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton.
Thục Ninh

Tin liên quan:

Thứ Sáu, 13 tháng 5, 2016

* Công cán nước ngoài, Tổng thống Mỹ được bảo vệ 'khủng' thế nào?

Khi Tổng thống công du nước ngoài, các mật vụ Mỹ phải chắc chắn một điều là người đứng đầu Nhà trắng phải luôn an toàn, vậy họ làm thế nào để đảm bảo được điều này?

1. Tiền trạm

Theo Jeffrey Robinson, cựu mật vụ và là tác giả cuốn sách 'Cuộc sống của mật vụ Mỹ', các quan chức Nhà trắng và Cơ quan mật vụ Mỹ sẽ đến nơi Tổng thống ghé thăm trước 3 tháng.

Các nhân viên này sẽ tìm hiểu về không phận nước chủ nhà khi chuyến thăm diễn ra, vạch ra lộ trình thông thoáng và an toàn cho đoàn xe, xác định các bệnh viên dọc tuyến để có thể sử dụng trong trường hợp khẩn cấp.

Các mật vụ Mỹ di chuyển xung quanh Tổng thống Obama 
Ngoài ra, lực lượng mật vụ cũng tìm hiểu và lựa chọn một số điểm an toàn cho đoàn trong trường hợp bị tấn công.

2. Cảnh báo các đối tượng về việc bị theo dõi

Các nhân viên mật vụ sẽ làm việc với cơ quan an ninh địa phương để xác định bất cứ mối đe dọa tiềm tàng nào có thể xảy ra với Tổng thống Mỹ. Sau khi phân loại, các mật vụ sẽ trực tiếp gặp mặt các đối tượng này và cảnh báo họ sẽ bị theo dõi sát sao trong suốt chuyến thăm.

3. Mang theo chó nghiệp vụ

Gần đến ngày Tổng thống công du, mật vụ Mỹ sẽ sử dụng các chú chó nghiệp vụ để tìm kiếm các vật liệu nổ trong khu vực đoàn xe đi qua, các khu vực khả nghi để không thể xảy ra sự cố nào.

Các vành đai an ninh được thiết lập xung quanh Tổng thống 

4. Đóng chốt tại các bệnh viện

Trong quá trình chuẩn bị, các mật vụ phải đảm bảo dù cho gặp sự cố ở đâu, dưới 10 phút Tổng thống phải được đưa đến cơ sở y tế gần nhất.

Sẽ có các mật vụ đóng chốt tại những cơ sở này nhằm phối hợp tốt nhất với các bác sỹ trong trường hợp cần thiết.

5. Sẵn sàng một máy bay phụ

Air Force One là chiếc máy bay chuyên chở Tổng thống Mỹ trong các chuyến công du của mình. Tuy nhiên, một chiếc Air Force One phụ sẽ được đặt ở một địa điểm bí mật, sẵn sàng cất cánh trong trường hợp khẩn cấp.

6. Hàng trăm người tham gia đảm bảo an ninh

Theo các cựu mật vụ Mỹ, mỗi chuyến công du nước ngoài của Tổng thống có đội ngũ hậu cần lên đến hàng trăm người.

Đó có thể là các nhân viên an ninh cự ly gần hoặc những người làm nhiệm vụ bên ngoài, phụ trợ cho chuyến công du diễn ra an toàn, tốt đẹp.

Lực lượng bắn tỉa cảnh giới xung quanh khu vực Tổng thống xuất hiện 

7. Cấm đường nếu cần thiết

Rõ ràng, việc đảm bảo vận tốc di chuyển là một phần trong kế hoạch bảo vệ của Tổng thống Mỹ khi đi thăm các quốc gia khác.

Chính vì vậy, trong nhiều trường hợp mật vụ có thể kết hợp với cơ quan an ninh địa phương để cấm đường hoặc lưu thông ngược chiều.

8. Sử dụng đường phụ

Việc di chuyển của Tổng thống Mỹ không chỉ nhanh chóng, gọn gàng mà đôi khi cũng cần phải bí mật. Do đó, có thể người đứng đầu Nhà trắng sẽ sử dụng cửa phụ của công trình thay vì đi phía trước như thông thường.

9. Kiểm tra nhân viên khách sạn

Sau khi chọn được khách sạn cho Tổng thống, các mật vụ sẽ rà soát tất cả các nhân viên khách sạn. Những người có hồ sơ liên quan đến bạo lực hoặc có vấn đề dù là nhỏ nhất sẽ không được bố trí phòng của Tổng thống.

10. Kiểm soát một lúc 3 tầng khách sạn

Không chỉ đảm bảo an ninh trong phòng mà toàn bộ tầng trên, tầng dưới và tầng có phòng của Tổng thống đều được các nhân viên mật vụ kiểm soát. Không có ai ngoài họ được phép sử dụng các phòng này trong suốt chuyến thăm.

11. Dọn sạch các thiết bị điện tử

Trước khi Tổng thống vào ở, căn phòng sách sạn sẽ được quét và dọn sạch các thiết bị điện tử nhằm tránh nghe lén và thiết bị nổ. Các thiết bị được thay thế bằng 'hàng xách tay' của mật vụ, cửa sổ cũng được gia cố thêm kính chống đạn.

12. Thiết lập nhiều vành đai an ninh

Theo các cựu mật vụ Mỹ, mỗi khi Tổng thống xuất hiện, sẽ có 3 vành đai an ninh được thiết lập xung quanh. Cảnh sát ở vòng ngoài, các nhân viên mật vụ trà trộn vào đám đông xung quanh và lực lượng bảo vệ cự ly gần làm nhiệm vụ che chắn.

13. Phục vụ ăn uống tại chỗ

Trong các chuyến công tác, Tổng thống Mỹ sẽ mang theo đầu bếp và nguyên liệu nấu ăn của mình. Quá trình nấu ăn cũng được lực lượng mật vụ theo dõi sát sao để đảm bảo an toàn cho người đứng đầu.

(VTC News)
Tin liên quan :

Công bố chính thức thời gian Tổng thống Mỹ Obama thăm Việt Nam
(http://letienhoan.blogspot.com/2016/05/tong-thong-obama-tham-viet-nam-tu-ngay.html)-Bài trước.
Lên Trên! Xuống Dưới! - See more at: http://hieuvathuongdalat.blogspot.com/2014/10/button-len-tren-xuong-duoi-hien-voi.html#sthash.FxGNpEBy.dpuf